Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Lêô III”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n (via JWB)
DayueBot (thảo luận | đóng góp)
n sửa chính tả (Hy lạp --> Hy Lạp) (via JWB)
 
Dòng 44:
Việc đức Lêo III đặt vương miện cho hoàng đế Charlemagne trước mộ thánh Phêrô đã đưa ông lên tuyệt đỉnh danh vọng, đánh dấu việc thoát ly chính trị khỏi Byzantinum. Từ đó trở đi, có hai đế chế cùng song song tồn tại, Đế chế phía Tây và Đế chế phía Đông. Sự kiện Đế chế phía Tây được thành lập bởi một lệnh của Giáo hoàng tất yếu đem lại những hệ quả to lớn và tạo dễ dàng cho việc ra đời chủ nghĩa "chính trị thần quyền". Byzantinum hiểu được tầm quan trọng, nên hết sức tức tối: "''Giáo hoàng Lêô III có xức dầu Carôlô từ đầu đến chân, ông ta vẫn chỉ là tên mọi rợ và phản loạn chống hoàng đế thật".'' Phải mất 9 năm thương thuyết Constantinôpôli mới chịu thừa nhận sự đã rồi.
 
Thế là từ cuộc khủng hoảng này, bề ngoài xem ra phi lý, làm nảy ra một thế giới mới: một mặt [[Byzancia]], dù vẫn gọi là "Romania" (Roma chế) thực thì chỉ là [[Hy lạpLạp]], phải co lại để chống [[Hồi giáo|Hồi Giáo]], [[quân Bulgare]] và [[quân Slavia]], một mặt nhà Charlemagnes liên kết chặt chẽ với Toà Thánh đem lại cho Tây Phương ý thức thống nhất.
 
Địa vị Giáo hoàng từ nay không khác một chư hầu. Dù được trọng kính và giàu có, các vị không có thực quyền trên các Giám mục, phải tuyên thệ trung thành với hoàng đế và chịu sự kiểm soát của một đại diện hoàng đế. Giáo hoàng chỉ giữ hai đặc quyền: là quyền xức dầu trao vương miện cho tân hoàng đế và quyền trao [[Pallium]] cho các tổng Giám mục. Dẫu sao các vị vẫn giữ được những đặc quyền thiêng liêng trong những vấn đề luân lý.
Dòng 51:
Với sự giúp đỡ của Charlemagne, Đức Lêô đã dẹp được lạc thuyết Thừa Tự (Thuyết Thừa Tự chủ trương Đức Kitô chỉ là con nuôi của Thiên Chúa, do đó Ngài không phải Thiên Chúa thật.) ở [[Tây Ban Nha]], nhưng khi Charlemagne muốn thêm chữ Filioque ("và Đức Chúa Con") vào kinh Tin Kính Nicene thì Đức Lêô đã từ chối, một phần vì ông không cho phép giáo dân can thiệp vào nội bộ giáo hội, và một phần vì ông không muốn chống đối Giáo hội Byzantine.Cho đến ngày nay, Chính thống giáo Hy Lạp và một số Giáo hội Đông Phương vẫn cho rằng [[Chúa Thánh Linh|Chúa Thánh Thần]] chỉ bởi [[Chúa Cha]] mà ra, do đó, những ai chủ trương rằng Chúa Thánh Thần cũng bởi Chúa Con mà ra thì họ cho là lạc giáo.
 
Vụ Filioque: Năm 808, các tu sĩ Latinh trên Núi Ô liu, ở Giêrusalem, bị các tu sĩ Hy lạpLạp hàng xóm tố cáo là rối đạo, vì họ hát Filioque Procedit"… "Và Đức Chúa Con mà ra!". Họ xin Đức Lêô III cắt đứt việc bàn cãi, và Đức Giáo hoàng, muốn tránh việc tranh chấp, đã gợi ý Charlemagne nên bỏ cái công thức kia đi. Nhưng, một lần nữa, Hoàng Đế vẫn tỏ ra ngoan cường: người mời các nhà thần học trứ danh đến tiếp sức, và tập tục Aix thắng thế cả Roma, mãi tới đời ta bây giờ vẫn còn hát "bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra" như thường.
 
[[Tập tin:Leo III by Rafael.jpg|nhỏ|phải|170px| Giáo hoàng Leo III, được vẽ bởi [[Rafael]]]]