Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quýt hồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 118:
Các loài côn trùng như: [[Phyllocnistis citrella|sâu vẽ bùa]] (''Phyllocnistis citrella''), [[rầy chổng cánh]] (''Diaphorina citri''), [[nhện]], [[Othreis fullonia|ngài chích hút trái]] (''Othreis fullonia'')... thường đục khoét, gây hại chồi lá non. Chúng khiến lá bị khô rụng, biến dạng, làm cây bị nhiễm bệnh, quả bị hỏng biểu bì, gây hiện tượng da lu, da cám. Loài ngài bướm hút dịch quả chín hoặc sắp chín dễ bị thối rụng do bội nhiễm vi sinh vật khác. Để chống côn trùng gây hại, người trồng thường dùng các loài [[thiên địch]] tự nhiên như ong ký sinh, tỉa cành, bón phân, tưới nước hợp lý, vệ sinh vườn như loại bỏ quả rụng, treo bẫy mồi, dùng một số loại [[dầu khoáng]] và [[Thuốc trừ sâu|thuốc hóa học]] diệt trừ,...<ref name=":5" />
 
Các loại bệnh mà quýt hồng thường gặp như: ghẻ lõm, [[Bệnh vàng lá gân xanh|vàng lá gân xanh]], [[tristeza]], [[loét cây]], vàng lá - thối rễ,... do các loại nấm (như [[Fusarium solani]],...), vi khuẩn (như [[Xanthomonas campestris]],...), vi rút gây nên. Nhiễm bệnh khiến cây bị mất sức sống, phát triển kém, lá bị vàng, quả xuất hiện những vết chấm gây mất thẩm mỹ. Để quản lý dịch bệnh, người trồng thường vệ sinh vườn, cắt bỏ cành lá quả bị bệnh và tiêu hủy, dùng [[chế phẩm sinh học]], phun thuốc trừ bệnh, bón thêm vôi, kali, lân, hữu cơ. Khi trồng phải chọn cây giống tốt, rõ xuất xứ, tạo điều kiện cho đất tơi xốp thoáng khí.<ref name=":5" />
 
== Tham khảo ==