Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quýt hồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Quýt hồng''' là một [[Giống cây trồng|giống]] [[quýt]] [[đặc sản]] được trồng chủ yếu tại huyện [[Lai Vung]], [[Đồng Tháp]], [[Việt Nam]]. Quýt hồng là một trong những đặc sản trái cây nổi tiếng ở khu vực [[đồng bằng sông Cửu Long]]. Với những đặc điểm riêng biệt về hương vị, màu sắc cũng như các đặc tính của quả, khiến cho quýt hồng ngày nay trở nên nổi tiếng khắp toàn quốc và xuất khẩu sang một số quốc gia.
 
Hiện tại, quýt hồng đã được [[Cục Sở hữu trí tuệ (Việt Nam)|Cục Sở hữu trí tuệ]], thuộc [[Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam)|Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam]], công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền. Ngoài giá trị là trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, quýt hồng còn có nhiều giá trị về mặt du lịch, trangvăn tríhóa, kinh tế - thương mại, được đưa vào nghệ thuật thi ca.
 
== Tên gọi và lịch sử ==
Dòng 119:
 
Các loại bệnh mà quýt hồng thường gặp như: ghẻ lõm, [[Bệnh vàng lá gân xanh|vàng lá gân xanh]], [[tristeza]], [[loét cây]], vàng lá - thối rễ,... do các loại nấm (như [[Fusarium solani]],...), vi khuẩn (như [[Xanthomonas campestris]],...), vi rút gây nên. Nhiễm bệnh khiến cây bị mất sức sống, phát triển kém, lá bị vàng, quả xuất hiện những vết chấm gây mất thẩm mỹ. Để quản lý dịch bệnh, người trồng thường vệ sinh vườn, cắt bỏ cành lá quả bị bệnh và tiêu hủy, dùng [[chế phẩm sinh học]], phun thuốc trừ bệnh, bón thêm vôi, kali, lân, hữu cơ. Khi trồng phải chọn cây giống tốt, rõ xuất xứ, tạo điều kiện cho đất tơi xốp thoáng khí.<ref name=":5" />
 
== Văn hóa và du lịch ==
Từ ngày 05 đến 08/01/2023, ''Lễ hội Quýt hồng huyện Lai Vung'' lần thứ I, với chủ đề “Khát vọng vươn lên”, do [[Báo Nông nghiệp Việt Nam]] thuộc [[Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam)|Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn]], Uỷ ban nhân dân huyện Lai Vung đồng tổ chức.<ref name=":10" /> Lễ hội Quýt hồng mang mục đích tôn vinh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh quýt hồng, cũng như giá trị văn hóa, kinh tế cho các sản phẩm từ quýt. Qua đó góp phần phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh địa phương huyện Lai Vung. Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: hoạt động trải nghiệm không gian sản xuất quýt hồng, hội thảo “Bảo tồn và phát huy tiềm năng, giá trị quýt hồng”, toạ đàm “Quýt hồng - Tiềm năng của địa phương và cơ hội cho mọi khách hàng”, hội thi “Vườn quýt hồng kiểu mẫu”, hội thi “Cây quýt hồng đẹp” v.v...<ref name=":8" /><ref name=":9" /><ref>{{Chú thích web|url=https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/14055971|tựa đề=Khai mạc Lễ hội Quýt hồng huyện Lai Vung|tác giả=Nguyệt Ánh|ngày=2023-01-05|website=Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp|ngày truy cập=2023-04-16}}</ref>
 
== Tham khảo ==