Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiến trúc hiện đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pq (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n Bot: Tự động thay thế văn bản (-Wien +Viên)
Dòng 14:
Bên cạnh đó là các kiến trúc sư của "[[Phong trào Nghệ thuật Thủ công]]" (''Arts and Crafts movement'') ở Anh do [[William Morris]] khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có [[Philip Webb]] với công trình [[Biệt thự Gạch đỏ]] (''The Red House'') hay [[Charles Rennie Mackintosh]] ở [[Scotland]] với [[trường Nghệ thuật Glasgow]]. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó [[Herman Muthesius]] đã viết tác phẩm "Văn hóa trang trí" (''Dekorative Kunst'') ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự.
 
Ở [[Áo]] có [[Otto Wagner]] và [[Adolf Loos]]. Về phần mình, Wagner tìm tòi vẻ đẹp tạo hình khối kiến trúc qua các yếu tố kỹ thuật và kết cấu. Tiêu biểu cho cách công trình của ông có [[Quỹ tiết kiệm bưu điện Wien]] và một loạt các ga tàu điện ở [[WienViên]]. Các công trình và tư tưởng của Wagner đã có ảnh hưởng mạnh lên kiến trúc sư [[Antonio Sant'Elia]]. Sau này, trong số các học trò của Wagner có [[Joseph Maria Olbrich]], một trong số những người sáng lập ra trường phái [[Ly khai Wien]] (''Wiener Secession''). Năm [[1899]], Olbrich tham dự [[Công xã Darmstadt]] (''Darmstädter Künstlerkolonie'') ở [[Đức]] cùng với [[Peter Behrens]], Herman Muthesius. Công xã Darmstadt chính là tiền thân của [[Hiệp hội Công trình Đức]] (''Deutscher Werkbund'') sau này.
 
===Sự thống trị của kiến trúc Hiện đại===