Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bát-nhã-ba-la-mật-đa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 4:
 
==Từ nguyên==
Truyền thống [[Đại thừa]] Đông á thường dịch nghĩa ''prajñāpāramitā'' là '''Huệ đáo bỉ ngạn''' (zh. 慧到彼岸), '''Trí độ''' (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy có vấn đề về mặt ngữ nguyên - ví như chiết tự ''pāram-itā'' và cho ''pāram'' là ''bỉ ngạn'', là ''bờ bên kia'' và ''itā'' là đến, bước sang (gốc động từ √'''i''', '''eti''') - nhưng cách dịch Huệ đáo bỉ ngạn hoặc Trí độ vẫn có nghĩa vì chúng chỉ đến một loại trí huệ độ người sang bờ bên kia, từ bể [[luân hồi]] đến bờ [[niết-bàn]]. Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là tên của một số bộ kinh quan trọng, xuất hiện khoảng thế kỉ thứ nhất trước CN, với nội dung xoay quanh chính Bát-nhã-ba-la-mật-đa này., Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là tên của một vị Bồ Tát.
 
==Ý nghĩa==
Các bộ kinh ''[[Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh|Bát-nhã-ba-la-mật-đa]]'' luôn nhấn mạnh rằng, thế giới hiện tượng không thật sự tồn tại. Nhìn chung thì sự nhận định này cũng không gì mới mẻ, bởi vì các luận sư trường phái [[A-tì-đạt-ma]] đã tuyên bố như thế. Tuy nhiên, họ đã phạm một lỗi là quá nhấn mạnh vai trò của các [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] trong lúc chứng minh nguyên lí [[vô ngã]] của một cá nhân (nhân vô ngã, sa. ''pudgalanairātmya''), để các pháp gần như có một tự ngã, tự tính. Các bộ kinh ''[[Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh|Bát-nhã-ba-la-mật-đa]]'' tiến lên một bước nữa và quả quyết là ngay cả các pháp cũng không có một tự ngã (pháp vô ngã, sa. ''dharmanairātmya''). Như thế thì các bộ kinh này đã chuẩn bị một bước cực kì quan trọng để phá kiến chấp vào sự tồn tại của thế giới hiện tượng. Theo kinh Bát-nhã, nếu thế giới hiện tượng không thật tồn tại thì chư [[Phật]] và chư [[Bồ Tát]] cũng không thật sự tồn tại. Kinh ''[[Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa]]'' (sa. ''aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā'') trình bày tư tưởng này như sau: