Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Khiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
 
==Khai phá tây nam==
Trong thời gian ở Đại Nguyệt Chi, Trương Khiên từng vượt qua bờ nam sông Quy, đến thành Lam Thị <ref>Nay là [http://en.wikipedia.org/wiki/Wazirabad Ngõa Tề Lạp Ba Đức], [[Afghanistan]]</ref>, trông thấy sản vật của đất Thục ([[Tứ Xuyên]]), tìm hiểu thì được biết là do thương nhân của nước Thân[[Quyên Độc]] <ref>Còn gọi là [[Thiên Trúc]], tức [[Ấn Độ]]</ref> ở phía nam Đại Hạ mang đến. Từ đây, ông cho rằng nước ThânQuyên Độc không hề cách xa nhà Hán, đến được ThânQuyên Độc thì có thể đến được Đại Uyển, Khang Cư, Nguyệt Chi và An Tức <ref>Chính là [[Ba Tư]], nay là [[Iran]]</ref>.
 
Sau khi trở về, Trương Khiên kiến nghị sai sứ từ đất Thục đi qua [[Dạ Lang]] <ref>Nay là phía đông huyện [[Đồng Tử]], thành phố [[Tuân Nghĩa]], [[Quý Châu]]</ref> về phía tây nam, tìm đường đến ThânQuyên Độc. Hán Vũ đế muốn mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của mình, nhằm cô lập Hung Nô, nên lập tức đồng ý, phái ông đến quận Kiền Vi <ref>Nay là [[Nghi Tân]], [[Tứ Xuyên]]</ref>, chủ trì việc này.
 
Năm Nguyên Thú đầu tiên (122 TCN), Trương Khiên phái 4 đội lữ hành từ các địa điểm nay là [[Thành Đô]] và [[Nghi Tân]] xuất phát, đích đến là ThânQuyên Độc. Cả 4 đội đi được 1000 – 2000 dặm đều vì gặp trở ngại mà quay về. Tuy ý tưởng này không thành công, nhưng Trương Khiên đã tiến một bước dài trong việc tìm hiểu vùng đất tây nam, đồng thời phô trương sự lớn mạnh của nhà Hán với các nước [[Điền]], Dạ Lang, hơn hẳn những người đi trước là [[Đường Mông]], [[Tư Mã Tương Như]],... tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Hán thiết lập châu, quận những năm sau đó.
 
==Chinh thảo Hung Nô==
Dòng 26:
Năm Nguyên Thú thứ 4 (119 TCN), Trương Khiên được mệnh làm Trung lang tướng, đi sứ Ô Tôn <ref>Nay là phía nam hồ Ba Nhĩ Khách Thập và lưu vực sông [[Y Lê]]</ref>, hòng thuyết phục nước này quay về phía đông ở khu vực Hà Tây, cùng nhà Hán hợp kích Hung Nô. Ông đưa theo 300 tùy tùng, hàng vạn bò, cừu, hơn vạn các thứ vật phẩm quý giá bằng tơ lụa, ngọc, đồng,…
 
Lần này không bị Hung Nô ngăn trở, đoàn sứ giả đến Ô Tôn một cách thuận lợi. Tuy được Ô Tôn vương Côn Mạc chào đón và tiếp nhận lễ vật, nhưng người Ô Tôn lấy cớ Hán xa Hung gần, lại không rõ nhà Hán mạnh yếu thế nào, nên từ chối quay về phía đông, khiến cho mục đích đi sứ không thành. Sau đó, Trương Khiên phái các phó sứ cầm cờ tiết đi đến các nước láng giềng của Ô Tôn là Đại Uyển, Khang Cư, Đại Nguyệt Chi, Đại Hạ, An Tức, ThânQuyên Độc, Vu Điền tiến hành hoạt động ngoại giao.
 
Năm Nguyên Đỉnh thứ 2 (115 TCN), Trương Khiên quay về, mang theo vài mươi sứ giả Ô Tôn đi theo tìm đường đến nhà Hán và vài mươi thớt ngựa tốt của Ô Tôn. Ông được phong làm “đại hành”, vị liệt vào “cửu khanh”. Năm sau (114 TCN), Trương Khiên qua đời, Hán Vũ đế vì muốn kỷ niệm ông, những sứ giả đi sứ Tây vực về sau đều được gọi là “Bác Vọng hầu”.