Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàm Thị Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
|Dân tộc: [[Người Tày|Tày]]
}}
'''Đàm Thị Loan''' ([[1926]]–[[2010]]) coi như là một trong 3 đội viên nữ đầu tiên và không chính thức của [[Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân|Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân]]. Bà cũng là một trong 2 người tham gia thượng cờ tại [[Lễ Độc lập]] ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]], tổ chức tại [[Quảng trường Ba Đình]], [[Hà Nội]]. Bà còn là một sĩ quan [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] với cấp bậc [[Trung tá]], là vợ của [[Đại tướng]] [[Hoàng Văn Thái]].
 
===Thân thế và hoạt động===
Bà tên thật là '''Đàm Thị Nết''', người dân tộc [[Tày]], sinh ngày [[26 tháng 8]] năm [[1926]], quê quán tại thôn [[Ảng Giàng]], xã [[Bình Long]], huyện [[Hòa An]], tỉnh [[Cao Bằng]].
 
Cuối năm 1940, các cán bộ Việt Minh về [[Cao Bằng]] xây dựng cơ sở và bắt đầu hoạt động mạnh. Tháng 11 năm [[1940]], bà gia nhập [[Việt Minh]], lấy bí danh là '''Thanh Xuân''', được phân công phụ trách trung đội phó trung đội tự vệ xã Hòa Minh, [[Cao Bằng]] kiêm công tác đưa đón cán bộ bí mật qua lại.
 
Cuối năm [[1941]], bà nhận được giấy gọi về ''Địa điểm Đỏ'' (tức núi Lũng Hoàng, [[Hòa An]], [[Cao Bằng]]), thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng. Bà được huấn luyện về chính trị, quân sự, và tham gia trung đội [[Cứu quốc quân]]. Thời gian này bà lấy các bí danh '''Minh Phượng''', '''Minh Nhật'''.
 
Ngày 16 tháng 12 năm [[1944]], bà nhận được giấy gọi để tham gia đội Tuyên truyền Giải Phóng quân <ref>[http://www.baothainguyen.org.vn/home/Newsdetail.aspx?cid=151&id=-982674 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân]</ref>. Khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ thành lập lúc 5 giờ chiều ngày [[22 tháng 12]] năm [[1944]] tại khu rừng Trần Hưng Đạo ([[Cao Bằng]]), bà coi như là 1 trong 3 đội viên nữ đầu tiên của đội. Tuy nhiên, do được phân công chuẩn bị bữa cơm cho đội nên cả 3 đội viên nữ đều không tham dự lễ tuyên thệ. <ref>[http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/75/43/230/231/231/98288/Default.aspx Việt Minh đánh đâu được đấy]</ref>
 
Tháng 5 năm 1945, [[Việt Nam Giải phóng quân]] được thành lập. Bà tham gia chi đội Giải phóng quân dưới sự chỉ huy của Chi đội trưởng [[Đàm Quang Trung]] với tên mới là '''Đàm Thị Loan'''. [[Cách mạng tháng 8]] nổ ra, ngày 25 tháng 8 năm 1945, chi đội của bà tiến về [[Hà Nội]] và đóng quân tại Bảo an binh của Pháp trước đây. <ref>Đối diện rạp chiếu bóng Tháng Tám hiện nay.</ref>.
 
===Tham gia thượng cờ trong Lễ Độc lập===
Tối ngày [[1 tháng 9]], bà được Chi đội trưởng Đàm Quang Trung giao nhiệm vụ tham gia thượng cờ vào ngày Lễ Độc lập được tổ chức sáng hôm sau.
 
Lúc 14 giờ ngày [[2 tháng 9]], bà cùng bà Lê Thi, đại diện cho nữ sinh Hà Nội) <ref>Bà Lê Thi, còn gọi là Lê Thanh Bình hay Lê Hà, tên thật là [[Dương Thị Thoa]], con gái thứ tư của học giả [[Dương Quảng Hàm]]. Bà về sau là một trong những nữ [[Giáo sư]] [[Tiến sĩ]] ngành [[Triết học]] nổi tiếng tại [[Việt Nam]].</ref>, cùng thực hiện nghi thức thượng cờ <ref>[http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=45299&s=5ef68772e866f952b0e0cebb5d1e67ea Từ Việt Bắc đến Tây Ninh 1998(trích)]</ref>. Theo hồi ức của bà Lê Thi thì do hình thể thấp hơn nên bà Loan được phân công làm động tác nâng cờ còn bà Lê Thi kéo cờ <ref>[http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/398525/Co-gai-keo-co-le-doc-lap.html Cô gái kéo cờ lễ độc lập]</ref>.
 
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến đến lễ đài, ông nhận ra bà là một trong những đội viên của Việt Nam Giải phóng quân, và đã có lời động viên với bà. <ref>[http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=45299&s=5ef68772e866f952b0e0cebb5d1e67ea Từ Việt Bắc đến Tây Ninh 1998(trích)]</ref>.
 
Buổi lễ thượng cờ thành công, bà và bà Lê Thi chia tay khi chưa kịp biết tên nhau.
 
===Hoạt động trong quân đội===
Cũng trong [[tháng 9]], bà kết hôn với một người bạn cùng hoạt động trong đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, bấy giờ vừa được chỉ định là Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Việt Minh: [[Hoàng Văn Thái]]. Bà cũng được phân công làm Trung đội trưởng Trung đội Tự vệ nữ Hà Nội (còn gọi là Trung đội Minh Khai), kiêm huấn luyện quân sự cho các nữ tự vệ. Một thời gian sau, bà được rút về Bộ Tham mưu, một nữ tự vệ khác là Trịnh Thị Xuyến được cử làm Trung đội trưởng Trung đội Minh Khai. <ref>Huy Bảo, "Tình yêu của Thượng tướng".</ref>.
 
Sau ngày [[Toàn quốc kháng chiến]], bà cùng cơ quan Bộ Tổng tham mưu rút lên [[Việt Bắc]], tham gia công tác cơ yếu <ref>[http://dantri.com.vn/c0/s0-73132/hai-thieu-nu-keo-co-trong-le-tuyen-ngon-doc-lap.htm Hai thiếu nữ kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn Độc lập]</ref>. Sau khi chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tiếp quản miền Bắc, bà cùng cơ quan về Hà Nội. Năm [[1958]], bà được thăng quân hàm [[Thượng úy]].
 
Năm 1967, bà được thăng quân hàm [[Đại úy]]. Cuối tháng 11 năm đó, bà được phân công công tác tại Bộ Tư lệnh [[Quân Giải phóng miền Nam]] đặt tại [[Tây Ninh]]. Bà công tác tại đây cho đến khi cho tới năm [[1970]] trở về [[Hà Nội]] nhận nhiệm vụ mới.
Dòng 61:
==Gia đình==
[[Tập tin:Hoang Van thai - Dam Thi Loan .jpg|180px|nhỏ|phải|Bà Đàm Thị Loan cùng chồng là [[Hoàng Văn Thái]] (bìa trái)]]
Ngày [[15 tháng 9]] năm 1945, bà kết hôn với một cán bộ chỉ huy của [[Việt Nam Giải phóng quân]] là [[Hoàng Văn Thái]], người về sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], một trong những tướng lĩnh [[Việt Nam]] nổi bật thời kỳ hiện đại. Ông bà có với nhau 6 người con.
 
==Tham khảo==