Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Ngụy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n +
Dòng 33:
| nơi an táng = Vĩnh lăng (永陵)
}}
'''Tây Ngụy Văn Đế''' (西魏文帝) (507–551), tên húy là '''Nguyên Bảo Cự''' (元寶炬), là một hoàng đế của triều đại [[Tây Ngụy]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Năm 534, Nguyên Bảo Cự, khi đó là Nam Dương vương, đã theo em họ [[Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế|Hiếu Vũ Đế]] chạy trốn từ kinh thành [[Lạc Dương]] đến [[Trường An]] sau khi Hiếu Vũ Đế bất hòa với tướng [[Cao Hoan]]. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hiếu Vũ Đế và tướng [[Vũ Văn Thái]] (là người ông ta đang phải dựa vào) cũng đã sớm trở nên xấu đi, và khoảng tết năm 535, Vũ Văn Thái đã hạ độc giết chết Hiếu Vũ Đế, đưa Nguyên Bảo Cự lên ngôi (tức Văn Đế). Đến năm 534, Cao Hoan lập [[Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế|Nguyên Thiện Kiến]] làm hoàng đế (tức Hiếu Tĩnh Đế), do đó lập ra triều [[Đông Ngụy]], Văn Đế vì thế được coi là hoàng đế đầu tiên của Tây Ngụy, [[Bắc Ngụy]] chính thức bị phân chia. Mối quan hệ giữa Văn Đế và Vũ Văn Thái có vẻ là thân mật, song Văn Đế không có nhiều quyền lực trên thực tế.
 
== Bối cảnh ==
Nguyên Bảo Cự sinh năm 507. Phụ thân của ông là Kinh Triệu vương [[Nguyên Du]] (元愉), Du là con trai của [[Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế|Hiếu Văn Đế]] và là em trai của [[Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế|Tuyên Vũ Đế]] (lúc đó đang cai trị). (Một số tư liệu lịch sử cho thấy rằng Lý thị ban đầu mang họ Dương, và chỉ được gọi là Lý thị sau khi Nguyên Du muốn bà là một thành viên của một gia đình danh giá nên đã cho một gia đình quý tộc họ Lý nhận bà làm con nuôi.) Mẫu thân ông là một thê thếp của Nguyên Du và mang họ Dương. Nguyên Bảo Cự có ba người anh em khác, có ít nhất một người trong số họ là Nguyên Bảo Nguyệt (元寶月), do Lý thị sinh ra.
 
Nguyên Du sủng ái Lý thị và có quan hệ nguội lạnh với Vu vương phi, một chị/em gái của [[Vu Hoàng hậu]] (vợ của của Tuyên Vũ Đế). Do đó, Vu Hoàng hậu từng triệu Lý thị vào cung và đánh đập bà rất nghiêm trọng, và sau đó buộc bà phải trở thành một [[ni cô]]. Chỉ sau khi có sự can thiệp của phụ thân Hoàng hậu là Vu Kính (于勁) thì Lý thị mới được trở về bên Nguyên Du. Trong khi đó, năm 508, Nguyên Du đã bị Tuyên Vũ trừng phạt vì phạm tội tham nhũng. Ông bị đánh 50 roi và bị giáng làm [[thứ sử]] Kí Châu (冀州, nay là trung bộ [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]). Trong giận dữ, Nguyên Du đã nổi loạn tại đô phủ của Kí Châu là Tín Đô (信都, nay thuộc [[Hành Thủy]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]), vu cáo rằng [[Cao Triệu]] (高肇, cữu của Tuyên Vũ Đế) đã sát hại hoàng đế và tự xưng đế. Cuộc nổi loạn của Nguyên Du đã nhanh chóng bị thất bại dưới tay tướng [[Lý Bình (Bắc Ngụy)|Lý Bình]] (李平), và khi giải Nguyên Du đến [[Lạc Dương]], Cao Triệu đã giết chết Nguyên Du. Lúc này, Lý thị đang mang thai, và bà được phép sinh con trước khi bị giết. Tuyên Vũ Đế đã không xử tử bất kỳ người con trai nào của Nguyên Du, song đặt họ cùng với Nguyên Bảo Cự dưới sự quản thúc tại Tông Chính tự (宗正寺). Giả sử Lý thị và Dương thị là một người, điều này cũng có nghĩa rằng Nguyên Bảo Cự đã lớn lên mà không có cha mẹ. Ông và các huynh đệ của mình vẫn ở tại Tông Chính tự và chỉ được thả sau khi Tuyên Vũ Đế băng hà vào năm 515. Dưới thời trị vì của con trai Tuyên Vũ Đế, tức [[Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế|Hiếu Minh Đế]], [[Hồ Thái hậu]] đã truy thụy cho Nguyên Du là Lâm Thao vương, và Nguyên Bảo Cự cùng các huynh đệ của mình được tiến hành thời kỳ tang lễ cho phụ mẫu của họ. Nguyên Bảo Nguyệt được thừa kế tước hiệu của phụ thân, còn Nguyên Bảo Cự lúc này không có bất kỳ tước hiệu nào, song ông được phong tướng. Mặc dù Hồ Thái hậu đã phục tước cho Nguyên Du, tuy nhiên Nguyên Bảo Cự đã không gây được ấn tượng với Thái hậu, lý do chủ yếu là bởi các người tình của bà, Nguyên Bảo Cự vì thế đã bí mật cùng với Hiếu Minh Đế âm mưu sát hại những người tình của Hồ Thái hậu. Khi kế hoạch bị bại lộ, ông đã bị tước bỏ chức vụ. Năm 525, ông kết hôn với [[Ất Phất Hoàng hậu|Ất Phất thị]], con gái một gia đình quý tộc không quá danh giá. (''[[Ngụy thư]]'' mô tả Nguyên Bảo Cử khi còn trẻ là phù phiếm, nghiện rượu, và dâm loạn, song những mô tả này rất đáng nghi ngờ vì Ngụy thư được [[Ngụy Thâu]] viết, mà Ngụy Thâu lại là một quan của [[Đông Ngụy]], tức kình địch của [[Tây Ngụy]].) Năm 528, Hiếu Minh Đế đã phong cho ông tước hầu, và đến năm 530, [[Bắc Ngụy Hiếu Trang Đế|Hiếu Trang Đế]] lập ông là Nam Dương vương.