Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pq (thảo luận | đóng góp)
n ct
Dòng 58:
|}
 
'''HMS ''Royal Oak'' (08)''' là một [[thiết giáp hạm]] thuộc [[Revenge (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Revenge'']] của [[Hải quân Hoàng gia]] [[Anh Quốc]]. Được hạ thủy vào năm [[1914]] và hoàn tất vào năm [[1916]], ''Royal Oak'' tham gia hoạt động lần đầu tiên trong [[trận Jutland]] của [[Chiến tranh Thế giới thứ nhất]]. Trong thời bình, nó từng phục vụ trong các hạm đội [[Hạm đội Đại Tây Dương (Anh Quốc)|Đại Tây Dương]], [[Hạm đội Địa Trung Hải (Anh Quốc)|Địa Trung Hải]] và [[Hạm đội Nhà (Anh Quốc)|Hạm đội Nhà]], và đã hơn một lần chịu đựng tai nạn tấn công nhầm. Con tàu trở nên tâm điểm sự chú ý của toàn thế giới vào năm [[1928]] khi vài sĩ quan cao cấp trên tàu bị xét xử trước [[tòa án quân sự|tòa án binh]] do mâu thuẫn cá nhân. Trong cuộc đời phục vụ kéo dài 25 năm, mọi dự định hiện đại hóa ''Royal Oak'' không thể khắc phục khuyếmkhiếm khuyết căn bản nhất là thiếu tốc độ, và khi [[Chiến tranh Thế giới thứ hai]] nổ ra, nó không còn phù hợp để hoạt động ở tuyến đầu.
 
''Royal Oak'' đang neo đậu trong vịnh [[Scapa Flow]] tại [[Orkney]] thuộc [[Scotland]] khi nó trúng phải [[ngư lôi]] từ [[tàu ngầm]] [[Đức Quốc Xã|Đức]] [[U-47 (tàu ngầm Đức) (1938)|''U-47'']] vào ngày [[14 tháng 10]] năm [[1939]], trở thành chiếc đầu tiên trong số năm thiết giáp hạm và [[tàu chiến-tuần dương]] của Hải quân Hoàng gia bị đánh chìm trong Thế Chiến II. Tổn thất nhân mạng rất nặng nề: trong số thủy thủ đoàn gồm 1.234 người và thiếu sinh quân của ''Royal Oak'', 833 đã thiệt mạng hay tử thương. Ưu thế áp đảo về số lượng của Hải quân Hoàng gia và các nước [[khối Đồng Minh thời Đệ Nhị thế chiến|Đồng Minh]] khiến cho việc mất một cựu binh thời [[Đệ Nhất thế chiến]] ít làm thay đổi cán cân lực lượng hải quân, nhưng ảnh hưởng đáng kể trên tinh thần trong thời chiến. Sự thành công của cuộc đột kích được ăn mừng rộn rã tại Đức, và mang lại vinh quang như một [[anh hùng chiến tranh]] cho vị chỉ huy của chiếc U-boat, Trung tá hải quân [[Günther Prien]], trở thành sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của [[Hải quân Đức]] (Kriegsmarine) được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ]]. Đối với người Anh, cuộc đột kích thể hiện khả năng của Đức có thể đem hải chiến đến tận vùng biển nhà, và cú sốc đó khiến phải cấp tốc thay đổi các biện pháp an ninh tại các cảng.