Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hữu Thúy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 2:
 
== Xuất thân và tham gia hoạt động cách mạng ==
Lê Hữu Thúy còn được gọi là '''Năm Thúy''' hay '''Thắng''', hoặc bí danh '''Lê Thụy'''<ref name="ReferenceA">Báo Quân đội Nhân dân Xuân 2009, "Điệp vụ hoàn hảo trong lao tù" - Hồng Hải</ref>. Khi viết báo, ông còn sử dụng nhiều bút danh như '''Khánh Hà''', '''Nhị Hà''', '''Nhị Hồ'''...
 
Ông sinh năm 1926 tại [[Hoằng Hóa]], [[Thanh Hóa]], trong một gia đình nhà Nho khá giả xuất thân khoa bảng. Bố mất sớm, mẹ ông nuôi ông và 4 chị em gái. Thuở nhỏ, ông theo học tại trường trung học [[Alexandre de Rhodes]] của Nhà chung Thanh Hóa và tốt nghiệp Tú tài. Tại đây, ông làm quen với một [[linh mục]] [[dòng Đa Minh]], cha Thiên Phong Bửu Dưỡng, vốn là một giáo sư triết học nổi tiếng tại Hà Nội.
Dòng 44:
Thông qua, bà [[Ngô Thị Như]], ông nhận được chỉ thị thu thập tài liệu, chứng cứ về số tù chính trị ở đảo. Do sự hỗ trợ của cơ sở tại đảo và sự mất cảnh giác của người kế toán trưởng, ông đã đột nhập được vào văn phòng và lấy được tập hồ sơ gồm bản báo cáo danh số với đầy đủ danh sách hơn 17.000 tù chính trị và 5 bản mật điện có đóng dấu gồm 2 bản do Văn phòng Tổng thống phủ chuyển lệnh ra thi hành, 3 bản do Giám đốc trại báo cáo về tổng số tù chính trị đưa từ đất liền ra đảo đã được mã hóa thành tù thường phạm và phân tán giấu đi các nơi.
 
Sau khi lấy được hồ sơ này, ông lập tức chuyển ngay cho 1 cơ sở là phi công lái trực thăng riêng của Tổng thống Thiệu để chuyển vào đất liền. Chính nhờ bộ hồ sơ gốc này mà Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phủ nhận thông báo của Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa về con số 5.000 tù chính trị tại Côn Đảo, đưa ra con số chính xác 17.000 tù chính trị, cả các biện pháp đối phó để che dấu số lượng tù nhân thực ở đảo, buộc phía Việt Nam Cộng hòa phải trao trả toàn bộ số tù chính trị ở Côn Đảo. Vì sự kiện này mà [[Giáo hoàng]] [[Phaolô VI]] đã từ chối tiếp kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến công du đến [[Vatican]].<ref>Báo Quân đội Nhân dân Xuân 2009, name="Điệp vụ hoàn hảo trong lao tùReferenceA" - Hồng Hải</ref>
 
Không khó gì để phát hiện ra người tuồn thông tin ra ngoài, vì vậy ông bị tra khảo tàn khốc, nhưng trại giam vẫn không tìm được người đưa tin bí mật.
 
==Trở về với cuộc đời bình lặng==
Tháng 7 năm 1973, ông được phía [[Việt Nam Cộng hòa]] trao trả theo quy chế tù binh. Sau khi kiểm tra thông tin, ông được công nhận quân hàm Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, giống như hầu hết các cán bộ tình báo khác, thân phận thực của ông vẫn chưa được xác nhận công khai. Mãi đến năm 1990, ông mới được phục hồi đảng tịch, được thăng vượt cấp từ thượng úy lên [[Đại tá]]<ref name="tienphong">< /ref>.
 
==Chú thích==
<references />
==Tham khảo==
*[http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?SearchQuery=%22Nh%E1%BB%AFng+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+n%E1%BA%B1m+trong+Ph%E1%BB%A7+T%E1%BB%95ng+th%E1%BB%91ng+S%C3%A0i+G%C3%B2n%22&cboInputMethod=1&image.x=0&image.y=0&image=1 Loạt bài "Những người nằm trong Phủ Tổng thống Sài Gòn"], báo Tiền phong Online.
*Các bài phóng sự của Đặng Văn Nhâm đăng trên Dang-van-Nham Website.
{{Tình báo Việt Nam}}
 
[[Thể loại:Điệp viên Việt Nam]]
[[Thể loại:Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam]]