Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Tề”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 172:
== Nội loạn trong hoàng tộc ==
=== Minh Đế bảo vệ ngội vị bằng sinh mệnh hoàng tộc===
Trong lịch sử 23 năm của mình, nhà Nam Tề chủ yếu là sự không ổn định, cũng như sau cái chết của các vị hoàng đế có năng lực như [[Nam Tề Cao Đế|Cao Đế]] và [[Nam Tề Vũ Đế|Vũ Đế]], cháu nội Vũ Đế là [[Tiêu Chiêu Nghiệp]] đã bị người emanh họ thông minh nhưng tàn bạo của Vũ Đế là [[Tiêu Minh Đế|Tiêu Loan]] sát hại để tự lập làm Hoàng đế (Minh Đế) và tiến hành xử tử hàng loạt các con và cháu chắt của Cao Đế và Vũ Đế, cũng như các quan lại mà ông nghi ngờ là có âm mưu chống lại ông.
 
Năm 493, Thái tử Tiêu Trường Mậu chết, con là Nam Quậnquận Vươngvương Tiêu Chiêu Nghiệp (473 – 494) được phong làm Thái tửtôn. Năm 494, Vũ Đế chết, ủy thác việc nước cho người con thứ hai của ông là Tể tướng Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương (455 - 494) và Tây Xương hầu Tiêu Loan (452 – 498), Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi, tiếp theo là Tân An vương Tiêu Chiêu Văn (480 - 494).
 
Tình hình bắt đầu không ổn định. Tể tướng Tuyên Thành vương [[Tiêu Loan]], (con An Trinh vương Tiêu Đạo Sinh, anh Tề Cao Đế) nắm quyền trong triều. Dưới danh nghĩa phụng mệnh vua, Tiêu Loan đã thực hiện hành loạt các vụ xử tử thành viên hoàng tộc, trong đó có Thứ sử Kinh Châu Lâm Hải vương Tiêu Chiêu Tú, Nam Bình vương Tiêu Nhuệ, Giang Hạ vương Tiêu Phong. Số con cháu Cao Đế và Vũ Đế bị hành hình lên đến hàng chục người. Ba tháng sau, được sự đồng ý của Vương Thái hậu, Tiêu Loan đã phế Tiêu Chiêu Văn làm Hải Lăng vương và lên ngôi, tức Tề Minh Đế. Sau đó Minh Đế cho người đầu độc giết chết Tiêu Chiêu Văn.
 
Sự tùy hứng trong việc giết người này còn được làm trầm trọng hơn nữa sau khi Minh Đế chết và con trai ông [[Tiêu Bảo Quyển]] lên nối ngôi. Tiêu Loan đã dặn con một câu rằng: ''“Hành sự nhất thiết không thể để người ra tay trước”'', ý muốn nói Tiêu Bảo Quyển hãy ra tay trước để bảo vệ ngôi báu.