Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước München”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kasirbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm fa:توافقنامه مونیخ
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm be:Мюнхенскае пагадненне 1938 года; sửa cách trình bày
Dòng 28:
Dù có lực lượng quân sự hùng mạnh so với Đức và dù có những nghĩa vụ đã ký kết với Tiệp Khắc, cả Anh và Pháp đều cố xoa dịu [[Adolf Hitler|Hitler]] nhằm tránh chiến tranh. Cuối cùng, Đức được mạnh thêm, Tiệp Khắc bị Đức thôn tính hẳn, Đồng minh mất những công sự phòng thủ quý giá ở Tiệp Khắc, và [[Thế chiến thứ hai]] vẫn xảy ra.
 
== Bối cảnh lịch sử ==
Nước Cộng hòa [[Tiệp Khắc]] được thành lập sau [[Thế chiến thứ nhất]] từ các hòa ước mà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đế quốc [[Habsburg]] cũ, Tiệp Khắc phát triển thành một nước dân chủ và phồn thịnh nhất [[Trung Âu]].
 
Dòng 43:
Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫn chưa nhận ra điều này. Suốt mùa xuân và mùa hè, thật ra cho đến lúc cuối, Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain|Arthur Neville Chamberlain]] và Thủ tướng Pháp [[Édouard Daladier]] cùng với đa số thế giới còn lại hiển nhiên vẫn còn thật sự tin rằng Hitler chỉ mong muốn sự bình đẳng cho người Đức ở Tiệp Khắc.
 
== Khủng hoảng đầu tiên ==
Ngày Thứ Sáu [[20 tháng 5]] năm 1938 bắt đầu một cuộc khủng hoảng mà sau này được gọi là “Khủng hoảng tháng Năm.” Trong 48 giờ đầu, các chính phủ Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xô trở nên hốt hoảng tin rằng Châu Âu ở gần bờ vực chiến tranh. Đây có lẽ chủ yếu là do kế hoạch của Đức tấn công Tiệp Khắc bị rò rỉ. Vì tin như thế mà Tiệp Khắc bắt đầu động binh, còn Anh, Pháp và Liên Xô biểu lộ sự cứng rắn và hợp nhất để đối phó với mối đe dọa của Đức.
 
Dòng 58:
:''Xét qua tình hình càng lúc càng khẩn trương, tôi đề nghị đi đến gặp ông để cố gắng tìm một giải pháp hòa bình. Tôi đề nghị đi bằng máy bay và sẵn sàng lên đường ngày mai.''
 
== Chamberlain tại Berchtesgaden ==
 
Hitler vô cùng kinh ngạc nhưng rất vui sướng khi biết người nắm vận mệnh của Đế quốc Anh hùng mạnh sẽ đi đến kêu nài với ông, và cảm thấy hãnh diện rằng một người đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại đi chuyến bay dài 7 tiếng đồng hồ để đến Berchtesgaden ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không màng chiếu cố để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhine, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Hitler tin chắc chuyến đi của Chamberlain là thêm sự đảm bảo rằng Anh và Pháp sẽ không can thiệp – như ông vẫn tin tưởng từ lâu.
Dòng 80:
Từ thái độ đầu hàng này tại Berchtesgaden, mọi chuyện khác đều tiếp diễn theo. Trong khi đó, Đức vẫn tiếp tục với các kế hoạch quân sự và chính trị cho cuộc xâm lăng Tiệp Khắc.
 
== Anh và Pháp cố xoa dịu Hitler ==
 
Khi trở về Anh, Chamberlain triệu tập nội các để ông trình bày yêu sách của Hitler. Thủ tướng Pháp Daladier và Ngoại trưởng Pháp Bonnet đến London để tham khảo với nội các Anh. Cả hai bên Anh và Pháp đều muốn tránh chiến tranh nên nhanh chóng đồng ý về những đề xuất chung mà Tiệp Khắc phải chấp nhận: giao cho Đức mọi lãnh thổ có trên phân nửa là người Đức Sudeten để đảm bảo “duy trì hòa bình và an ninh của những quyền lợi sống còn của Tiệp Khắc.” Để đáp lại, Anh và Pháp sẽ tham gia vào “sự đảm bảo quốc tế của những đường biên giới mới...” Sự đảm bảo này sẽ thay thế những hiệp ước mà Tiệp Khắc ký kết với Pháp và Liên Xô. Đây là lối thoát dễ dàng cho Pháp: không còn bị ràng buộc với hiệp ước hiện hữu.
Dòng 94:
Xế chiều ngày [[21 tháng 9]], chính phủ Tiệp Khắc đành chịu thua, chấp nhận kế hoạch Anh-Pháp. Bản thông cáo giải thích một cách cay đắng: “Chúng tôi không có chọn lựa nào khác, vì chúng tôi bị bỏ rơi một mình.” Trong riêng tư, Beneš nói một cách súc tích: “Chúng tôi đã bị phản bội từ cơ bản.” Ngày kế, nội các từ chức. Tướng Tổng Thanh tra Quân đội Jan Sirovy được cử đứng đầu “chính phủ tập trung quốc gia.”
 
== Chamberlain tại Godesberg ==
[[Tập tin:MunichAgreement .jpg|nhỏ|phải|250px|Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain]] tuyên bố "hòa bình" sau khi trở về nước]]
 
Dòng 153:
Bản ghi nhớ đòi hỏi mọi lực lượng của Tiệp Khắc, kể cả cảnh sát, rút ra khỏi những vùng tô màu đỏ trên bản đồ. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định tương lai của những vùng tô màu lục. Phải để lại nguyên trạng mọi cơ sở quân sự trong vùng đã rút lui. Phải chuyển giao nguyên trạng cho bên Đức mọi vật liệu thương mại và giao thông, “đặc biệt là những cấu phần di động”. Không được mang theo lương thực, hàng hóa, bò, nguyên vật liệu... Hàng trăm nghìn người Tiệp không được mang theo vật dụng nội thất hoặc bò của gia đình.
 
== Anh-Pháp gây thêm áp lực ==
 
Trở về nước, Chamberlain cố thuyết phục nội các Anh chấp thuận yêu sách mới của Quốc xã. Ông còn cảnh cáo Tổng thống Beneš rằng Đức sẽ vượt biên giới Tiệp Khắc nếu nước này không chấp nhận những điều kiện của Đức. Ông trách móc là Quân đội Đức sẽ tràn ngập Böhmen mà không cường quốc nào có thể làm gì được để cứu Tiệp Khắc khỏi số phận này. Và đấy là sự thật cho dù kết quả của chiến tranh thế giới sẽ ra sao. Thế là, Chamberlain đặt trách nhiệm về hòa bình hoặc chiến tranh lên Beneš chứ không phải Hitler.
Dòng 185:
 
Lá thư của Hitler được gửi khẩn bằng điện tín đến London tối 27 tháng 9 năm 1938. Đấy là tia hy vọng mỏng manh mà Thủ tướng Anh vội vàng nắm bắt. Ông trả lời sẵn sàng đích thân đi Đức lập tức.
== Sự đầu hàng ở München ==
 
Vào lúc 12:30 giờ xế chiều ngày [[29 tháng 9]] năm [[1938]], Adolf Hitler với vị thế như là người chuyên đi thôn tính tiếp đón nguyên thủ của các chính phủ Anh, Pháp và Ý.
Dòng 229:
Thêm nữa, đất nước đã bị cắt manh mún và mất vị thế phòng thủ bây giờ lại bị Đức ép buộc lập một chính phủ thân Đức. Rõ ràng là từ lúc này, nước Tiệp Khắc mới chỉ biết trông cậy vào lòng khoan dung của nhà Lãnh tụ Đế chế thứ Ba.
 
== Hậu quả ==
 
Hiệp ước München trao cho Hitler những gì mà ông đòi hỏi ở Godesberg, và “Ủy hội Quốc tế” vì những hù dọa của ông mà phải cho thêm. Cuối cùng, đến ngày [[20 tháng 11]] năm 1938, Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ, trên đó có 2.800.000 người Đức Sudeten và 800.000 người Séc sinh sống. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém [[Phòng tuyến Maginot]] của Pháp.
Dòng 271:
Nếu không chen lấn, thì Moskva cũng cựa mình. Dù Liên Xô lập liên minh quân sự với cả Tiệp Khắc và Pháp, chính phủ Pháp đã về hùa với Đức và Anh mà loại Liên Xô ra khỏi hội nghị München. [[Josef Stalin]] sẽ không bao giờ quên hành động khinh rẻ này và sẽ khiến cho hai nước phương Tây trả giá đắt về sau.
 
== Chung cục ==
Ít ngày sau khi ký Hiệp ước München, Hitler bắt đầu khởi động kế hoạch để đạt đến giải pháp toàn diện.
 
Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Böhmen và Mähren. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn một cách hãnh diện: “Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!”
== Tham khảo ==
{{commonscat|Munich Agreement}}
* ''The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany'' của William L. Shirer, NXB Simon & Schuster, Inc. (1960).
 
== Chú giải ==
*{{fnb|1}} '''Sudetenland''': vùng đất gồm Böhmen và Mähren và một phần Silesia chung quanh dãy núi Sudeten, có phần lớn người gốc Đức (gọi là người Đức Sudeten) cư ngụ, vào thời gian 1918-38 và sau năm 1945 thuộc về Tiệp Khắc; hiện nay là miền tây, một phần miền bắc và một phần miền nam của Cộng hòa Séc.
 
Dòng 295:
[[ar:معاهدة ميونخ]]
[[az:Münhen sazişi]]
[[be:Мюнхенскае пагадненне 1938 года]]
[[bs:Münchenski sporazum]]
[[bg:Мюнхенско споразумение]]