Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý thuyết gán nhãn hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
==Sự hình thành==
*Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn hiệu là [[nhà xã hội học]] nổi tiếng người [[Mỹ]] [[George Herbert Mead]] (1863 - 1931). Mead phân tích rằng ''cái tôi'' là nền tảng của sự tồn tại của con người, nó chính là ''nhận thức của cá nhân về tình trạng là một thực thể khác biệt trong xã hội''<ref>Macionis, Tr. 163.</ref>. Cái tôi có nguồn gốc từ kinh nghiệm xã hội và có thể tách biệt trong sự liên kết với xã hội, nếu bị cách ly khỏi xã hội thì cái tôi không xuất hiện. Kinh nghiệm xã hội là sự trao đổi các biểu tượng có ý nghĩa mà các cá nhân tham gia tương tác xã hội cùng chia sẻ. Con người cũng có khả năng tưởng tượng, phán đoán phản ứng của người khác đối với mình và qua đó nhìn nhận bản thân mình như người khác đang làm điều đó. Quan điểm này được [[Charles Horton Cooley]]<ref>Charles Horton Cooley (1864 - 1929): Nhà xã hội học Mỹ.</ref> phát triển thành ''cái tôi gương soi'' với hàm ý quan niệm của một người đang có về cái tôi của mình xuất phát từ sự phản ứng của người khác đối với người đó. Trong tương tác xã hội, người khác như là tấm gương giúp một cá nhân có thể nhìn thấy bản thân mình như đang đặt mình vào vai trò của người khác theo cách tưởng tượng, phán đoán. Mead và Cooley cho rằng khả năng đảm nhận vai trò của người khác dựa vào việc sử dụng biểu tượng trong tương tác xã hội là nền tảng của cái tôi và mọi kinh nghiệm xã hội.
 
==Lý thuyết gãn nhãn hiệu về sự lệch lạc==