Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Holocaust”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TCN (thảo luận | đóng góp)
TCN (thảo luận | đóng góp)
Dòng 150:
Một phát kiến mới là chúng tôi cho xây dựng các phòng hơi ngạt có thể chứa 2 000 người cùng một lúc, trong khi trại Treblinka với 10 phòng hơi ngạt chỉ chứa mỗi lần 200 người. Tù nhân được phân loại như sau: tại Auschwitz chúng tôi có hai bác sĩ chuyên làm việc này. Tù nhân xếp hàng từng người một đến trình diện bác sĩ, những người có đủ sức khỏe để làm việc sẽ được nhập trại. Những người còn lại bị đưa đến chỗ hành quyết. Trẻ em còn nhỏ chắc chắn bị giết vì chúng không thể làm việc. Một cải tiến khác khiến chúng tôi qua mặt trại Treblinka, là ở Treblinka nạn nhân hầu như luôn biết là họ sẽ bị hành quyết, trong khi ở Auschwitz chúng tôi cố làm cho họ tin là họ đang được đưa đi tẩy trừ chấy rận. Dĩ nhiên, nhiều khi họ nhận ra ý định của chúng tôi, vì vậy đôi khi chúng tôi cũng gặp khó khăn hoặc có khi bùng nổ bạo loạn. Thường thì các bà mẹ cố giấu con mình sau những lớp áo, nhưng chúng tôi phát hiện ra ngay và đem chúng đi hành quyết. Chúng tôi được lệnh tiến hành các cuộc hành quyết trong bí mật, nhưng mùi hôi thối bốc ra từ những thi thể bị thiêu lan tỏa khắp vùng, nên mọi người dân sinh sống gần đó đều biết rằng các cuộc hành quyết đang diễn ra trong trại Auschwitz. - Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, làm chứng tại Nuremberg.<ref>Modern History Sourcebook: Rudolf Höß, Commandant of Auschwitz: Testimony at Nuremburg, 1946 Accessed May 6, 2007</ref></blockquote>
Năm 1942, Quốc Xã cho khởi động giai đoạn tàn sát cao nhất trong vụ Holocaust, theo đề án Aktion Reinhard, mở cửa các trại hành quyết Belzec, Sobibór, và Treblinka. Tháng 9 năm 1943, hơn 1,7 triệu người Do Thái bị giết trong ba trại này. Trại tử thần lớn nhất được xây dựng tại [[Auschwitz-Birkenau]], gồm có một trại lao động (Auschwitz) và một trại hành quyết (Birkenau); trong trại Birkenau có bốn phòng hơi ngạt và một lò thiêu xác. Trại Birkenau là nơi kết thúc mạng sống của khoảng 1, 6 triệu người Do Thái (trong đó có 438 000 người Do Thái bị đem đến từ [[Hungary]] chỉ trong vòng vài tháng), 75 000 người Ba Lan và đồng tính nam, cùng khoảng 19 000 người Roma. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 8 000 người bị đưa vào phòng hơi ngạt.
[[Image:Deathmarches-clandestine.jpg|right|thumb|240px|Tù nhân trại Dachau trên Hành trình Tử thần qua một ngôi làng Đức, tháng 4 năm 1945. Khi quân đội Liên Xô đến gần, người Đức đem tù nhân về Đức để che giấu chứng cứ.]]
 
Khi nhập trại, mọi vật dụng có giá trị đều bị tịch thu, phụ nữ bị buộc cắt tóc ngắn. Theo những tài liệu của Quốc Xã, tóc của tù nhân được dùng để sản xuất vớ dài. Tù nhân bị chia thành hai nhóm: những người yếu sức bị đưa ngay vào phòng hơi ngạt (đôi khi ngụy trang thành phòng tắm), những người khác bị sử dụng như những lao động khổ sai trong nhà máy hoặc tại các cơ sở công nghiệp được xây dựng bên trong hoặc kế cận trại. Giầy, vớ dài và các vật dụng khác của người tù được tái chế thành các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Một số tù nhân bị buộc làm công việc gom xác và thu hồi răng vàng từ các thi thể.
[[Image:Deathmarches-clandestine.jpg|right|thumb|240px|Tù nhân trại Dachau trên Hành trình Tử thần qua một ngôi làng Đức, tháng 4 năm 1945. Khi quân đội Liên Xô đến gần, người Đức đem tù nhân về Đức để che giấu chứng cứ.]]
 
===Hành trình tử thần và được giải thoát (1944 – 1945)===