Hoan nghênh sửa

Chào TCN, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lậpQuyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:TCN. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn.  Vietbio 16:33, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Cách xưng hô sửa

Xin bạn hãy tham khảo cuộc thảo luận về cách xưng hô một cách trung lập trong dự án này. Vì chúng ta có chủ trương trung lập, ta nên bớt dùng từ ngữ vinh danh một nhân vật cụ thể nào đó. Cảm ơn bạn đã đóng góp vào dự án này. Dung Nguyen 18:24, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Chân phúc & Ba Ngôi sửa

Mời bạn xem User_talk:DHN#Chân phúc & Ba Ngôi.Tttrung 08:18, 3 tháng 7 2005 (UTC)

Mời bạn ấn nút "lịch sử" ở các trang chân phúc và Ba Ngôi, để xem những sửa đổi tôi đã làm. Ngoài ra bạn có thể ấn nút "những thay đổi liên quan" ở cột bên trái để xem các thay đổi liên quan đến bài bạn quan tâm. Cuối cùng, ấn nút "thay đổi gần đây" ở bên trái để xem mọi thay đổi gần đây. Nếu bạn có thêm thắc mắc về cách đưa bài vào thư mục, bạn có thể đặt câu hỏi tại Wikipedia:Bàn giúp đỡ.Tttrung 08:23, 3 tháng 7 2005 (UTC)

Về Billy Graham sửa

Nếu bác muốn bài Billy Graham được liệt kê trong danh sách của một đề tài nào đó, bác chỉ cần viết đề tài đó vào bài: ví dụ: [[Category:Kitô giáo|Graham, Billy]]. Xin xem câu trả lời của bác User:Mekong Bluesman tại Wikipedia:Bàn giúp đỡ Nguyễn Hữu Dụng 10:33, 16 tháng 7 2005 (UTC)

Cách đổi tên trang sửa

User:TCN có thể dùng liên kết "di chuyển" ở đầu trang để đổi tên một bài. Nguyễn Hữu Dng 03:29, ngày 10 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Thể loại mẹ sửa

Xin chào TCN,

Khi xếp thể loại các bài viết, chúng ta dùng thể loại nhỏ nhất, để tránh việc các thể loại lớn bị đầy tràn. Ví dụ: Clinton vào tổng thống hoa kỳ, như vậy là đã đủ. Thể loại tổng thống hoa kỳ nằm trong thể loại Người Mỹ và thể loại người Mỹ đã nằm trong thể loại Hoa Kỳ...

Hy vọng chú ý này giúp bạn, - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:07, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin bạn lưu ý lời nhắc này. Bạn đã đưa nhiều bài vào Thể loại:Tin LànhThể loại:Kitô giáo trong khi bài đó đã được liệt kê trong một thể loại con của hai thể loại đó. Việc làm này sẽ rất khó tìm kiếm khi xem hai thể loại đó. Bạn nên đưa các bài về nhân vật vào các thể loại Tín hữu... thay vì làm chật chỗ ở thể loại chính. Nguyễn Hữu Dng 11:42, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Liên kết liên wiki sửa

Chào bạn TCN,

Khi bạn tạo những bài mới, xin bạn nhớ tạo liên kết đến bài các ngôn ngữ khác để các thành viên khác khỏi tốn công thêm vào. Xin bạn hãy tham khảo cách tạo interwiki. Nguyễn Hữu Dng 06:32, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Chúa Giê-xu sửa

(Trước tiên, lưu ý là một người mới di chuyển "Giê-xu" đến "Giê-su" hôm qua, làm tôi phải sửa hàng chục trang đổi hướng.)

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đặt tên bài, nhưng nó không nói rõ về việc xưng hô đúng kiểu. Đối với những người Công giáo, dĩ nhiên là gọi "Chúa Giê-su" tự nhiên hơn chỉ gọi "Giê-su", nhưng ở đây có ba lý do không có "Chúa" trong tựa bài:

  1. Wikipedia thường không bao gồm những danh hiệu hay danh xưng trong tựa bài, phần nhiều để làm các tựa ngắn gọn hơn. Thí dụ đây có bài Gioan Phaolô II thay vì Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II; Tony Blair thay vì "Ngài tôn kính Anthony Charles Lynton Blair" (the Right Honourable Anthony Charles Lynton Blair); Alexandre de Rhodes thay vì "Ông Alexandre de Rhodes". Cộng thêm "Chúa" đằng trước "Giê-su" thì không làm dài hơn đến nỗi, nhưng tôi nghĩ nên thống nhất các tên bài.
  2. Dự án này cũng có quy định Thái độ trung lập. Tại vì có những đạo không nghĩ đến Chúa Giê-su là "Chúa", cho nên di chuyển bài đến "Chúa Giê-su" thì mất thái độ trung lập này.
  3. Ở Wikipedia tiếng Việt, hễ những quy định không nói rõ về những vấn đề, chúng ta hay tham khảo quyết định của các phiên bản ngôn ngữ khác, nhất là Wikipedia tiếng Anh. Phiên bản tiếng Anh đã đặt tên "Jesus" lâu rồi.

Đối với tôi, việc nói đến Giê-su là "Chúa Giê-su" ở trong bài thì không sao đâu. Tuy nhiên, tôi nghĩ thực sự nên giữ tên "Giê-su" tại vì bài đó nên bao gồm thông tin về người Giê-su trong lịch sử (Giê-su xứ Nazareth) và trong một số đạo khác (như là Hồi giáo và Ấn Độ giáo), không chỉ nói về Giê-su Kitô trong Kitô giáo.

Về sự thông cảm: chắc tôi không hiểu bạn. Nếu tôi đã vô lễ với bạn lúc nào, tôi xin lỗi. Ngày nay, tôi phải thảo luận và trả lời nhiều lần ở các dự án Wikimedia đến độ mà không còn nhớ mình đã trả lời ai.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:16, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cho ý kiến sửa

TCN cũng là một thành viên "lâu năm của Wikipedia. Hiện đang có Thảo luận Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ#Cập nhật, mời TCN cho ý kiến. Phan Ba 12:21, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Personal God sửa

Xin bạn cho biết thuật ngữ Thiên Chúa Giáo tiếng Việt tương đương với Personal God là gì? Nếu chưa có, theo bạn nên dịch là gì? Xin cảm ơn. (Tmct 21:10, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Cảm ơn bạn nhiều. Từ điển thuật ngữ đó sẽ rất hữu ích cho tôi. (Tmct 12:25, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)).Trả lời

Tôi sửa lại liên kết của bài Thuyết bất khả tri để quay lại thuyết độc thần (tiếc là chưa có bài), vì bài này có ý muốn dẫn đến các học thuyết triết học nhiều hơn là ý giải thích về tôn giáo. --Tmct 07:55, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ lại và thấy là liên kết như bạn đã sửa là hợp lý hơn. --Tmct 08:32, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cập nhật trang chính sửa

Tôi hoan nghênh việc cập nhật trang chính nhiều lần trong tuần, nhưng hiện nay ít có người cập nhật quá. Nhiều thành viên tưởng rằng chỉ có các quản lý mới có quyền sửa đổi nội dung của những phần này cho nên không sửa đổi. Ai cũng có thể sửa đổi phần tin tức ở trang chính cả, và nếu được cập nhật càng nhiều lần càng tốt. Phần bài viết mới cũng vậy. Hiện nay chỉ có một mình tôi cập nhật trang này mỗi cuối tuần, mà mấy tuần nay tôi không đủ thời gian để đọc các bài mới để thêm vào. Ideally, người viết bài mới có thể đề cử những điều thú vị trong bài họ viết vào trang này, nhưng ít người làm việc đó, cho nên tôi phải đọc hết rồi lọc ra. Nếu bạn có thể làm việc này thì càng hay biết mấy. Hiện nay hệ thống "bài viết mới" cho một trang cho mỗi tuần, nhưng ta có thể đưa ra nhiều bài và bớt bài cũ và thêm bài mới trong giữa tuần. Để sửa đổi trang này cho tuần tới, bạn có thể ấn nút "Thêm" ở phần đó. Nếu nó được cập nhật thường xuyên thì chúng ta có thể sửa hệ thống cho nó cập nhật 2 lần mỗi tuần. Nguyễn Hữu Dng 06:25, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cổng tri thức sửa

Sẵn đây tôi đề nghị bạn phát triển một cổng tri thức cho Kitô giáo vì tôi thấy bạn đã đóng góp rất nhiều bài trong lĩnh vực này. Cổng tri thức liên kết các đề tài liên quan đến nhau để người đọc dễ tham khảo. Bạn có thể tham khảo một số cổng tri thức đã có để tìm hiểu cách tạo ra một cổng tri thức: Phật giáo, máy tính, thiên văn, kiến trúc, v.v. Sau khi phát triển bạn cũng nên cập nhật thường xuyên để thêm thú vị. Nguyễn Hữu Dng 06:32, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại sửa

Để tôi xem chút. Gọi là thể loại "Nhà lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ" thì đúng rồi, nhưng có thể rút ngắn hơn đc không nhỉ? Với lại tất cả các vị ấy đều thuộc Tin Lành hết sao? Avia (thảo luận) 07:31, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Nhà lãnh đạo" nghe có vẻ không một chút tính chất "tôn giáo" chút nào :) có thể gọi là "lãnh tụ tôn giáo Hoa Kỳ" (như trong "lãnh tụ tinh thần") hay "chức sắc tôn giáo" được không? Nguyễn Thanh Quang 17:58, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chưa rõ mức độ cần thiết của việc lập ra thể loại trên. Nếu như vậy, cũng có thể lập các Thể loại:Nhà lãnh đạo trường Đại học, Thể loại:Trụ trì chùa, Thể loại:Lãnh đạo Bộ v.v...Casablanca1911 06:38, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi nghĩ thì có khi nên để ở cấp Thể loại:Mục sư Mỹ thôi. Casablanca1911 06:42, ngày 9 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại:Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ của bạn dài vì nó kết hợp tên của 3 thể loại. Để biết rõ thể loại của một người thì không nhất thiết phải nêu hết toàn bộ đặc điểm của thể loại đó trong một cái tên Thể loại, bạn có thể cho họ vào các thể loại khác nhau. Ví dụ : bạn có thể đặt Thể loại như thế này :

Tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo theo quốc gia-->Nhà lãnh đạo tôn giáo Mỹ-->C.Colson
Tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo theo tôn giáo-->Nhà lãnh đạo Kitô giáo-->C.Colson
Tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo-->Nhà lãnh đạo tôn giáo theo ABC-->C.Colson

Bạn xem như trên đã chính xác chưa ? Casablanca1911 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Minh thân mến sửa

Hôm qua tôi chỉ đổi những tên ở bài Giê-su tại vì có người khác bắt đầu làm việc đó (đổi "Mary" thành "Maria" và tạo ra bài về Maria (đã bị xóa vì không trung lập), tôi chỉ muốn làm phần đó thống nhất hơn nhưng không có đủ thì giờ tìm kiếm các tên Latinh. Tôi cũng thấy là bài đó có tên "Giê-su" chứ không "Jesus" hay "Jêsus" (nhưng đôi khi tôi cũng thấy sách Kinh Thánh của nhà xuất bản Công giáo gọi là "Yêsu" thay vì "Giê-su"). Việc này khó lắm. Về bài Tân Ước, hồi đó tôi chưa biết là Tin Lành giữ nguyên các tên tiếng Anh, tại vì cả bài Tin Lành sử dụng "Giacơ" và "ICôr".

Cách chú thích cả hai tên có lý; chúng ta chỉ cần chú thích các tên một lần trong bài, không cần phải chú thích mỗi một lần. Tôi cũng không muốn tranh cãi về điều này, nhưng tôi đã nghĩ lại, cũng muốn cung cấp cả hai kiểu tên để cho những người Tin Lành hay Công giáo đều biết chúng ta đang nói về người nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể cộng tác để viết một loạt bài về các nhân vật Kitô giáo thì không cần phải chú thích như vậy, tại vì độc giả có thể tra cứu bài đó để xem tên khác. Tôi rất bận rộn tuần nay và tuần tới do bài thi, nhưng có thể cộng tác với bạn về việc này sau đó.

Xin lỗi vì không thảo luận về điều này trước tiên. Đôi khi tôi ngu quá... – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:45, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin hỏi về một điều nữa: đối với Tin Lành có một bản dịch Kinh Thánh phổ biến nhất không? Tôi thấy nhiều bản dịch trên Internet, một số Tin Lành và một số Công giáo. Tôi hỏi vì có một số bài ở đây trích dẫn đoạn Kinh Thánh, cần chú thích nó được lấy từ bản dịch nào (giống Wikipedia tiếng Anh chú thích bản dịch NIV, NAB, KJV, v.v.). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:57, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chúng ta có thể dùng chứng năng cước chú để chú thích bản dịch được trích dẫn, làm vậy thì không rườm rà đến nỗi. Có thể làm một tiêu bản {{BDKT 1926}} để chèn vào thẻ <ref>, làm vậy thì bạn không cần gõ tên đầy đủ suốt.

Sau tuần tới, tôi có thể tạo ra nhiều bài rất sơ khai về các nhân vật quan trọng để cung cấp các tên phổ biến, sau đó chúng ta có thể bổ sung thêm khi có đủ thì giờ. Wikipedia tiếng Việt đã có nhiều thông tin về Phật giáo, nhưng rất thiếu bài về Kitô giáo hiện nay.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:09, ngày 9 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Làm quản lý sửa

TCN đã làm việc tại đây lâu, do đó đã biết cách làm việc của Wikipedia. TCN có thể hiểu tiếng Anh, do đó có thể tham khảo các bài bên English Wikipedia trong khi làm sửa đổi hay làm giúp đỡ các thành viên mới. Tôi nghĩ là đến lúc TCN nên trở thành một quản lý cho Wikipedia tiếng Việt. Nếu đồng ý, tôi sẽ đề cử TCN. Mekong Bluesman 17:43, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thanks sửa

Cảm ơn câu chào mừng trở về của bạn. Tôi đâu có đi quảng bá Wikipedia đâu mà biết người ta nghĩ gì về Wiki. Nhưng tình cờ ở Saigon tôi có xem trên TV một phim tài liệu về Alexandre de Rhodes, mà trong đó có cho thấy bài viết về ông trên Wiki nói về ông (khoảng 30 giây). Tôi thấy vậy thật hãnh diện. Nguyễn Hữu Dng 19:34, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chúa Giê-xu sửa

Đã hiểu quan điểm của TCN. Thân mến. Lê Thy 10:18, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thy đã bỏ bảng hợp nhất. Thân mến

Tôi trở lại sửa

Cám ơn TCN đã hỏi thăm. Đã đến lúc TCN ra ứng cử cho chức vụ quản lý chưa -- gần đây có thêm nhiều thành viên phá hoại rồi! Mekong Bluesman 00:37, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm mới sửa

Năm mới hạnh phúc. Lê Thy 03:44, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chúc TCN một năm mới nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Mekong Bluesman 04:37, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về chữ "ngài" sửa

Mời TCN cho ý kiến tại Thảo luận:Giê-su#Đề nghị bỏ chữ "ngài". Tmct 20:54, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên gọi trang sửa

Tôi định tham gia vào cổng tri thức mà bạn khởi xướng nhưng xin bạn cho biết giữa "Kitô giáo" và "Cơ Đốc giáo" cái tên nào phổ biến và được nhiều người dùng hơn để có hướng viết bài và sửa tên trang (nếu cần)? Xin xem trang cách đặt tên của bài này. Thân mến.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 11:23, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên gọi "Cơ Đốc giáo" không có gì sai, nhưng tôi nghĩ đã có bài Kitô giáo vậy tại sao không đặt luôn Cổng tri thức Kitô giáo để dễ ra cứu.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 11:53, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Tiêu bản Nữ chính khách sửa

Đầu tiên, cho phép tôi giới thiệu Thành viên:96.229.179.106 cho TCN để hai người có thể tạo ra "Hội các người thích làm tiêu bản khổng lồ dù không cần tiêu chuẩn và sự đồng ý của cộng đồng" (xem Thảo luận Tiêu bản:Lịch sử Việt NamThảo luận Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam (2) cũng như Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài‎#Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam (2) về nhân vật vô danh này).

  • TCN vẫn chưa cho biết chính khách nào sẽ có trong cái bảng đó, và tại sao.
  • TCN vẫn chưa đưa ra một cách giải quyết khi số người trong bảng đó quá nhiều.
  • TCN vẫn chưa đưa ra cấu trúc của cái bảng đó, thứ tự theo thời gian, theo tuổi, theo ký tự ABC hay theo sự nổi tiếng...
  • Tất cả các bài về nữ chính khách đều được xếp vào trong Thể loại:Nữ chính khách; cái thể loại đó bao giờ cũng được cập nhật tự động và đầy đủ hơn cái tiêu bản mà TCN đề nghị (vì tiêu bản cần một người sửa bằng tay khi có thêm một chính khách mới.

Như vậy, tôi vẫn không hiểu mục đích của cái tiêu bản mà TCN đề nghị là gì, có gì của nó mà Thể loại:Nữ chính khách không có?

Mekong Bluesman 21:25, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wiktionary sửa

Tôi vừa tạo tiêu bản {{Xem Wiktionary}} và đã nhúng vào bài Hối cải. Nhờ bạn tìm giúp trong thể loại Kitô giáo các bài cần sử dụng tiêu bản này.--Sparrow 06:02, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thư mời sửa

Chúng ta có cuộc thảo luận về cách dùng "Kitô" hay "Cơ Đốc" tại đây, thân mời bạn tham gia.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 09:24, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dự án phát sinh thể loại bán tự động sửa

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết sửa

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến sửa

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017 sửa

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:56, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018 sửa

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt sửa

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết sửa

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:41, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự sửa

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên sửa

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:23, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết sửa

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cố vấn sửa

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:55, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận sửa

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 12:03, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận sửa

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:18, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận sửa

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:19, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận sửa

 

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời