Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Holocaust”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TCN (thảo luận | đóng góp)
TCN (thảo luận | đóng góp)
Dòng 158:
Chương trình [[T-4 Euthanasia]] được thành lập nhằm “bảo vệ tính thuần khiết di truyền” của dân Đức bằng cách giết chết các công dân Đức dị dạng, tật nguyền, khiếm khuyết hoặc mắc bệnh tâm thần. Từ năm 1939 đến 1941, con số nạn nhân của chương trình này vượt quá 200.000 người.
===Khu Biệt cư (1940 – 1945)===
Sau khi chiếm đóng Ba Lan, Quốc Xã bắt đầu thiết lập những khu biệt cư (''ghetto'') dành cho người Do Thái (một số cho người Roma và Sinti) cho đến khi họ bị đưa đến những trại tử thần. Rộng lớn nhất trong số này là khu biệt cư [[Warsaw]] có 380.000 cư dân, đứng thứ nhì là khu biệt cư [[Łódź]], cầm giữ 160.000 người; ngoài ra còn có những khu biệt cư khácđược thiết lập ở nhiều thành phố khác nhau. Các khu biệt cư được thiết lập trong năm 1940 và 1941, hầu như ngay lập tức chật cứng tù nhân; mặc dù khu biệt cư Warsaw chứa 30% dân số thành phố Warsaw, nó chỉ chiếm 2, 4 % diện tích thành phố, tính trung bình mỗi phòng trong khu biệt cư chứa 9, 2 người ở. Từ năm 1940 đến 1942, trong những khu biệt cư các loại bệnh tật (nhiều nhất là sốt thương hàn) và đói kém cướp mạng sống hàng trăm ngàn người Do Thái.
 
Ngày [[19 tháng 7]]năm 1942, Heinrich Himmler ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi các khu biệt cư và mang họ đến cácnhững trại tử thần. Ngày [[22 tháng 7]] năm 1942, bắt đầu trục xuất các cư dân ở khu biệt cư Warsaw; trong 52 ngày kế tiếp (đến ngày [[12 tháng 9]] năm 1942) chỉ riêng từ Warsaw có đến khoảng 300.000 người được vận chuyển bằng tàu hỏa đến trại hành quyết Treblinka. Nhiều khu biệt cư khác hoàn toàn vắng bóng người. Cuộc nổi dậy đầu tiên xảy ra trong khu biệt cư vào tháng 9 năm 1942 tại [[Łachwa]], một thị trấn miền đông nam Ba Lan. Trong năm 1943, có một vài vụ đề kháng có vũ trang bùng nổ trong các khu biệt cư lớn hơn như tại các khu biệt cư Warsaw và [[Bialystok]], tất cả đều bị dập tắt bởi quân đội Quốc Xã, những người Do Thái còn lại trong trại hoặc bị hành quyết tại chỗ hoặc bị đưa đến các trại hành quyết.
 
Ngày [[19 tháng 7]]năm 1942, Heinrich Himmler ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi các khu biệt cư và mang họ đến các trại tử thần. Ngày [[22 tháng 7]] năm 1942, bắt đầu trục xuất các cư dân ở khu biệt cư Warsaw; trong 52 ngày kế tiếp (đến ngày [[12 tháng 9]] năm 1942) chỉ riêng từ Warsaw có đến khoảng 300.000 người được vận chuyển bằng tàu hỏa đến trại hành quyết Treblinka. Nhiều khu biệt cư khác hoàn toàn vắng bóng người. Cuộc nổi dậy đầu tiên xảy ra trong khu biệt cư vào tháng 9 năm 1942 tại [[Łachwa]], một thị trấn miền đông nam Ba Lan. Trong năm 1943, có một vài vụ đề kháng có vũ trang bùng nổ trong các khu biệt cư lớn hơn như tại các khu biệt cư Warsaw và [[Bialystok]], tất cả đều bị dập tắt bởi quân đội Quốc Xã, những người Do Thái còn lại trong trại hoặc bị hành quyết tại chỗ hoặc bị đưa đến các trại hành quyết.
===Đội Hành quyết (1941 – 1943)===
Có khoảng 1, 6 triệu người Do Thái bị giết chết bởi Quốc Xã và những người cộng tác trong những cuộc hành quyết ngoài trời, nhất là trong năm 1941 trước khi thiết lập những trại tập trung. Trong thời gian xâm lăng Liên Xô, có hơn 3.000 đội hành quyết đặc biệt (được tổ chức thành bốn lực lượng đặc nhiệm – ''Einsatzgruppen'') theo chân quân đội Quốc Xã và tiến hành những vụ hành quyết tập thể mà nạn nhân là người Ba Lan, các viên chức Cộng sản và dân Do Thái sống trong lãnh thổ Liên Xô.