Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổ đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Cổ đông''' ([[tiếng Anh]]: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp ([[cổ phần]]) của một [[công ty cổ phần]]. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là [[cổ phiếu]]. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng [[sở hữu]] [[công ty cổ phần]] chứ không phải là [[chủ nợ]] của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
 
==Các loại cổ đông==
Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền với loại [[cổ phiếu]] mà họ sở hữu.
*Cổ đông sáng lập: là những cổ đông đầu tiên khigóp vốn để hình thành nên [[công ty cổ phần]] được hình thành.
*Cổ đông đặc biệt: là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số lượng [[cổ phần]] rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền đặc biệt trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong điều lệ công ty) của [[công ty cổ phần]].
*Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác). Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế các quyền khác (ví dụ quyền bỏ phiếu....).
*Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại.
 
Một cách phân loại khác là căn cứ tỷ lệ [[cổ phần]] mà cổ đông nắm giữ, theo cách này cổ đông được phân loại thành ''cổ đông lớn'' và ''cổ đông thiểu số''. Tỷ lệ để có thể coi là ''cổ đông lớn'' thường do điều lệ [[công ty cổ phần]] quy định trên cơ sở tuân thủ luật pháp.
==Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông==
 
==Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông==
*Quyền bỏ phiếu: Với số cổ phiếu tương ứng, cổ đông có thể bỏ phiếu hay thông qua đại diện do cổ đông uỷ quyền một cách hợp pháp để bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của [[công ty cổ phần]] như đường lối, chiến lược kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng hoặc giảm vốn điều lệ....trong kỳ họp (hoặc lấy ý kiến bằng văn bản) [[đại hội đồng cổ đông]]. Những vấn đề phải do [[đại hội đồng cổ đông]] quyết định được quy định trong bản điều lệ của công ty.
*Quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty; nhận phần giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Tỷ lệ nhận tương ứng với tỷ lệ [[cổ phần]] của cổ đông. Khi công ty phá sản, giải thể, cổ đông chỉ có thể được nhận giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi công ty đã thực hiện thanh toán các khoản nợ: nộp thuế, trả lương cho người lao động, trả nợ vay, trả nợ cho đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ..... Nói một cách khác, quyền của [[cổ đông]] đối với tài sản của [[công ty cổ phần]] có thứ tự ưu tiên xếp sau các [[chủ nợ]] của công ty đó.
*Quyền lựa chọn: lựa chọn mua thêm cổ phần của công ty khi công ty tăng [[vốn điều lệ]], chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần thường...
*Quyền chuyển nhượng [[cổ phần]] mình đang nắm giữ, một số cổ đông như cổ đông sáng lập... có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện.
 
==Xem thêm==
*[[Công ty cổ phần]]
*[[Cổ phần]]
*[[Cổ phiếu]]
 
{{Sơ khai}}
 
[[Thể loại:Công ty cổ phần]]