Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn minh cổ Babylon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.3) (Bot: Sửa hi:कसदी
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Dời diq:Babil; sửa cách trình bày
Dòng 1:
'''Văn minh cổ Babylon''' là một vùng văn hóa cổ ở trung tâm phía nam [[Lưỡng Hà]] (ngày nay là [[Iraq]]), với thủ đô là [[Babylon]]. Nền văn minh này xuất hiện khi [[Hammurabi]] thành lập đế chế tách khỏi lãnh thổ của [[đế chế Akkadia]] trước đó. Người Babylon thời cổ đã giữ lại tiếng Akkad và xem là ngôn ngữ chính thức, mặc dù những người Amorites - kẻ sáng lập ra nền văn minh này, không phải là người Akkad bản địa. Các phong tục văn hóa truyền thống của người Sumer được giữ lại, kế thừa và dần dần đóng một vai trò quanb trong trong việc đưa nền văn minh này trở thành một trung tâm quan trọng, không những với người Babylon mà còn đối với cả thế giới thời kỳ đó.
Các tài liệu đầu tiên có viết về thành phố này được các nhà khảo cổ học phát hiện trong một di tích (không rõ di tích nào) có từ thời Sargon xứ Akkad, khoảng thế kỷ XXIII TCN. Babylon lúc đó đơn thuần chỉ là một trung tâm văn hóa, tôn giáo, chứ chưa phải là một nhà nước độc lập. Khi Đế chế Akkad đã thống nhất vùng đất này, Babylon thực chất là vùng bán độc lập, giành được quyền tự trị tạm thời. Dưới sự thống trị của Akkad, Gutian và đế quốc Ur (triều đại III), người dân Babylon đã nhiều lần khởi nghĩa chống lại người ngoại tộc, và cuối cùng năm 1894, người Amorites, một nhánh của tộc người Semites đã đánh bại ngoại tộc, giành thắng lợi và thành lập nhà nước Babylon rộng lớn ở khắp miền Nam Lưỡng Hà. Trong thời gian vương quốc Babylon ra đời, người Assyria ở phía Bắc (thượng du sông Tigris) dưới sự lãnh đạo của Erishum cũng giành được độc lập và thành lập vương quốc Assyria (1905 TCN) với đô thành đầu tiên, thành Ashur. Sau khi Assyria thành lập ít lâu, các quốc gia khác của người Amorites cũng nối tiếp nhau thành lập như Isin, Larsa sau sự kiện Shamshi-Adad I (1813 - 1791 TCN) cướp ngôi vua trước đó (1813 TCN) và thành lập đế chế khá ngắn ngủi. Triều đại đầu tiên của người Amorites đã xây dựng thành phố Babylon, nơi mà sau này trở thành đế quốc Cổ Babylon, một trong những đế quốc cổ nhất trong lịch sử thế giới.
 
 
Dòng 13:
Các vị vua vương triều thứ nhất:
# Sumu-abum : 1894 — 1881 TCN
# Sumu-la-El : 1880 — 1844 TCN
# Sabium or Sabum : 1844 — 1830 TCN
# Apil-Sin : 1829 — 1811 TCN
# Sin-muballit : 1811 — 1792 TCN
# Hammurabi : 1792 — 1750 TCN
# Samsu-iluna : 1750 — 1712 TCN
# Abi-eshuh : 1711 — 1684 TCN
# Ammi-ditana : 1683 — 1640 TCN
# Ammisaduqa : 1640 - 1626 TCN
# Samsu-Ditana : 1626 - 1595 TCN
 
Nhà nước độc lập Babylon được thành lập bởi vị thủ lĩnh người Amorites là Sumuabum vào năm 1894 TCN. Ban đầu. Cổ Babylon không có gì nổi bật, và bị lu mở bởi một loạt các nước phát triển hơn trước đó, Larsa, Isin, Elam va Assyria. Babylon vẫn tiếp tục là một vương quốc trẻ cho đến thời kỳ cai trị của vị vua thứ sáu của nó, vua Hammurabi, con trai của Sinmuballit (1792 - 1750 TCN). Ông là một người cai trị giỏi, thiết lập bộ máy chính quyền quan liêu, thu nhiều thứ thuế và nhanh chóng lập lại sự ổn định sau thời kỳ hỗn loạn trước đó. Chính nhờ ông mà vương quốc Cổ Babylon trở thành cường quốc, trung tâm văn hóa - chính trị lớn nhất ở vùng Mesopotamia. Một trong những thành tực quan trọng nhất của triều đại này, đó là việc xuất hiện một bộ luật mới có tên "Luật Hammurabi", được vua ban hành sau khi đánh bại người Elam ở Larsa, Isin. Năm 1901, J. De Morgan và Jean Vincent Scheil (1858 - 1940) đã tìm ra được nguyên bản của bộ luật này ở Susa , sao chéo nó rồi đem về nước dịch thuật. Nguyên bản của bộ luật hiện được lưu giữ ở bảo tàng Louvre (Pháp). Các vị vua tiếp theo, có lẽ do ảnh hưởng của người Canaan nên cho đổi tên hiệu mình theo tên người Canaan: Abi-Eshuh và Ammisaduqa.
Dòng 32:
Người Babylon, cũng giống như những tộc người trước, tham gia hoạt động thương mại liên tục với người Amories, người Canaan. Các quan chức thì tự do dẫn dắt quân đội đi đến Levant và Canaan, có lẽ để kết liên minh hay mở rộng buôn bán với họ. Các thương nhân được tự do buôn bán khắp vùng Lưỡng Hà. Một người Amorites (có lẽ là quý tộc) sống vào thời Hammurabi, công nhận các chiến công của người cháu của vua là Ammi-Ditana, gọi với biệt danh mỹ miều: Vua của vùng đất Amori.
 
Tuy nhiên, miền Nam do khá bằng phẳng, không có địa hình hiểm trở nên liên tục bị các tộc người du mục từ các vùng khác tấn công. Sau cái chết của Hammurabi, đế chế của ông bắt đầu tan rã nhanh chóng. Dưới thời vị vua kế vị ông là Samsu-iluna (1750 - 1712 TCN), miền Nam Lưỡng Hà đã bị một vị thủ lĩnh người Akkad bản địa có tên gọi là Ilum-ma-ilī đã đánh chiếm và thành lập triều đại Sealand làm chủ khu vực này 272 năm. Ở phía Bắc, vương quốc Babylon và cả Amori bị người Assyria dưới sự chỉ huy của Thống đốc Assyria thuộc Babylon Puzur-Sin tràn xuống đánh chiếm một vùng rộng lớn, sau đó đã đặt Adasi lên làm vua vùng đất mới đánh chiếm này. Triều đại Babylon tiếp tục thống trị 150 năm nữa, cho đến vị vua thứ 11 của triều đại, vua Samsu-Ditana. Ông bị lật đổ sau cuộc bao vây thành Babylon ác liệt của quân Hittit do vua Mursili I cầm đầu, và ngôi thành đã bị quân Hittit tàn phá hết. Sau đó, Babylon rơi vào tay người [[Catsites]], một tộc người mà của Samsu-iluna đã tấn công họ trong năm thứ 6 của mình.
 
Cùng thời với đế quốc Cổ Babylon, vào thời Samsu-iluna người Sumer thành lập một triều đại mới là triều Sealand, được xem như triều đại thứ hai của Babylon, cai trị từ 1732 - 1460 TCN, và có lẽ triều đại này cũng ra đời, tồn tại song song với đế chế Assyria lúc đó. Triều đại này đóng đô ở một tỉnh phía Nam đế quốc Cổ Babylon, nằm gần 2 sông lớn nhất Lưỡng Hà. Vị vua thứ ba của triều đại này hình như có quan hệ với vua Damiq-ilišu của vương quốc Isin. Họ sử dụng tiếng Akkad làm ngôn ngữ chính.
Dòng 63:
# Kadashman-harbe I
# Kurigalzu I: 1415 - 1390 TCN
# Kadashman-Enlil I: 1390 — 1360 TCN
# Burnaburiash II: 1359 — 1333 TCN
# Kara-hardash: 1333 TCN
Dòng 172:
[[uk:Вавилонія]]
[[ur:سلطنت بابل]]
[[diq:Babil]]
[[zh:巴比倫尼亞]]