Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boeing B-47 Stratojet”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web
Dòng 23:
 
== Thiết kế và phát triển ==
Chiếc B-47 được khởi đầu bởi một yêu cầu của [[Không lực Lục quân Hoa Kỳ]] vào năm [[Hàng không năm 1943|1943]] về một kiểu máy bay ném bom phản lực và [[máy bay trinh sát]] có thể đến được lãnh thổ [[Đức Quốc Xã]] trong trường hợp [[Anh Quốc]] thua trận. Vào năm sau tiếp theo, những yêu cầu này được cụ thể hóa thành một yêu cầu chính thức cho một kiểu máy bay ném bom có tốc độ 800  km/h (500 dặm mỗi giờ) hay hơn nữa, một tầm bay 5.600  km (3.500 dặm), và một trần bay hoạt động 12.200  m (40.000  ft). Nó được mường tượng sẽ sử dụng kiểu động cơ [[động cơ turbo phản lực|turbo phản lực]] [[GE-Aviation|General Electric]] [[General Electric J35|TG-180]] vốn còn đang được phát triển.
 
Cho đến lúc này, chiến tranh tại Châu Âu chắc chắn sẽ đi đến thắng lợi. Tướng [[Henry H. Arnold|Henry H. "Hap" Arnold]], Tư lệnh Không lực Mỹ, yêu cầu nhà khí động học Hungary có uy tín [[Theodore von Kármán]] đang sống lưu vong tại Mỹ và làm việc tại [[Viện Kỹ thuật California]], thành lập một ủy ban các nhà khoa học Mỹ để đi đến Châu Âu và khảo sát các kỹ thuật Đức tịch thu được. Kết quả là đã hình thành nên một "Nhóm Tư vấn Khoa học". Một trong các thành viên của nhóm là [[George Schairer]], kỹ sư trưởng về khí động học của Boeing. Trong chuyến thăm Đức, Schairer đã nghiên cứu các dữ liệu lấy được từ các nhà sản xuất máy bay Đức về những ưu thế của kiểu cánh xuôi, và trở nên bị thuyết phục bởi chất lượng của một kiểu thiết kế như vậy. Vào [[tháng 5]] năm [[Hàng không năm 1945|1945]], ông đã viết một lá thư lên ban quản trị Boeing đề nghị về những vấn đề khảo sát được.
Dòng 50:
Chiếc XB-47 là một kiểu máy bay trông bắt mắt và không giống những chiếc máy bay ném bom đương thời. Kiểu cánh xuôi 35° gắn trên vai, cùng với các cặp động cơ bên trong gắn hẹp bên dưới đế cánh, và các động cơ phía ngoài gắn ngay dưới cánh cách đầu cánh một khoảng ngắn. Ngoại trừ thay đổi từ kiểu cánh gắn cao trên vai thành cánh gắn thấp dưới thân, đa số các máy bay chở khách dân dụng hiện đại đều sử dụng cấu hình tương tự với các động cơ gắn vào các đế dưới cánh.
 
Cánh có bề rộng gấp 11 lần chiều dày. Kiểu cánh mỏng khác thường này (cánh "khô" không có thùng nhiên liệu bên trong) được tin là cần thiết để duy trì tốc độ cao (0,86 Mach), nhưng sự mềm dẻo dễ uốn của nó lại là mối lo ngại. Nó có thể uốn cong lên hoặc xuống cho đến 1,5  m (5  ft), và đã phải có những nỗ lực lớn nhằm đảm bảo duy trì được kiểm soát bay khi cánh bị uốn như vậy. Như sau này cho thấy, những mối lo ngại trên là không có cơ sở. Hiện tượng cánh uốn cong khiến cho phải giới hạn tốc độ tối đa ở độ cao trên ngọn cây xuống còn 765  km/h (425 hải lý mỗi giờ) nhằm tránh hiện tượng [[đảo ngược kiểm soát]]. Cánh cũng được trang bị một bộ [[cánh tà Fowler]] nhô ra nhiều phía sau cánh để nâng cao lực nâng ở tốc độ thấp. Bộ càng đáp hai bánh được dùng do kiểu cánh mỏng bao gồm một cặp bánh lớn phía trước và sau khoang bom, với các bánh đỡ phía ngoài tại cặp động cơ phía trong của cánh.
 
Tính năng bay của thiết kế Kiểu 450 được trông đợi là sẽ tốt đến mức chiếc máy bay ném bom sẽ bay nhanh bằng những chiếc máy bay tiêm kích lúc đó còn đang trên bản vẽ, do đó vũ khí phòng thủ được trang bị chỉ là một tháp súng đuôi gắn hai súng máy Browning 0,50 inch sẽ được điều khiển bằng một hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động. Hai chiếc nguyên mẫu XB-47 đã không được trang bị tháp súng đuôi vì chỉ nhằm mục đích để thử nghiệm, và trong thực tế chúng không được trang bị bất kỳ hệ thống vũ khí nào.
Dòng 56:
Trữ lượng nhiên liệu thật dồi dào với 64.400 L (17.000 US gal), so với 19.000 L (5.000 US gal) của chiếc B-29. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là phần việc của phi công phụ khá bận rộn trong việc phân bố sự sử dụng các ngăn nhiên liệu để duy trì trọng tâm của máy bay ổn định khi đang bay.
 
Những chiếc nguyên mẫu đầu tiên được trang bị kiểu động cơ [[turbo phản lực]] [[General Electric]] [[General Electric J35|J35]], trong khi phiên bản sản xuất được gắn kiểu TG-180 với lực đẩy 17,7 &nbsp;kN (3.970 &nbsp;lb<sub>f</sub>). Những động cơ phản lực đầu tiên không tạo ra được lực đẩy tốt ở tốc độ thấp, nên để hỗ trợ việc cất cánh trong điều kiện tải trọng nặng, chiếc nguyên mẫu XB-47 được thiết kế để có thể mang 18 rocket hỗ trợ cất cánh [[JATO]] (RATO) bằng nhiên liệu đặc có lực đẩy 4,4 &nbsp;kN (1.000 &nbsp;lb<sub>f</sub>) mỗi chiếc. Chúng được gắn vào phía sau thân, mỗi bên chín chiếc xếp thành ba hàng.
 
Một vấn đề có liên quan là tốc độ động cơ máy bay phải được giảm xuống khi sắp hạ cánh. Vì phải mất đến 20 giây để tăng trở lại tốc độ động cơ tối đa, chiếc máy bay ném bom to không thể dễ dàng thực hiện một cú hạ cánh theo kiểu "chạm đất rồi bay tiếp". Một chiếc dù "tiếp cận" nhỏ được sử dụng để tăng lực cản giúp cho chiếc máy bay có thể bay với tốc độ hạ cánh đủ chậm mà vẫn duy trì tốc độ động cơ ở mức trung bình sẵn sàng để tăng tốc. Chiếc máy bay có kiểu dáng khí động học tốt nên việc giảm cao độ từ trần bay đường trường xuống cao độ hạ cánh đòi hỏi phải tăng lực cản bằng cách hạ bộ càng đáp. Áp lực cánh (trọng lượng/diện tích cánh) cao bất thường của chiếc máy bay đã đòi hỏi một tốc độ hạ cánh cao (180 hải lý mỗi giờ). Để rút ngắn quãng đường băng hạ cánh (lúc đó việc [[đảo chiều đẩy (động cơ phản lực)|đảo chiều đẩy]] động cơ phản lực còn là một khái niệm của tương lai), Thiếu tá phi công thử nghiệm Không quân Guy Townsend đã đề nghị bổ sung thêm một dù hãm hạ cánh dạng "dãi băng" 9,75 &nbsp;m (32 &nbsp;ft) do Đức thiết kế.
 
Chiếc XB-47 được thiết kế để mang một đội bay gồm ba người trong khoang điều áp phía trước: phi công và phi công phụ ngồi bên dưới một nóc buồng lái dạng bọt nước dài giống kiểu máy bay tiêm kích, trong khi hoa tiêu ngồi trong một khoang trước mũi. Phi công phụ kiêm nhiệm vai trò xạ thủ súng đuôi, và hoa tiêu là người ném bom. Nóc buồng lái dạng bọt nước có thể mở lên và trượt ra phía sau, nhưng do buồng lái cao khá nhiều so với mặt đất, lối vào của đội bay là thông qua một cửa và thang dưới mũi máy bay. Tổng tải trọng bom là 4,5 tấn(10.000 &nbsp;lb). Phiên bản sản xuất hằng loạt được gắn thiết bị điện tử tiên tiến để dẫn đường, ném bom, phản công điện tử và hệ thống [[kiểm soát hỏa lực]] tháp súng đuôi.
 
=== Chiếc nguyên mẫu thứ hai ===
Chiếc nguyên mẫu XB-47 thứ hai bay chuyến bay đầu tiên vào ngày [[21 tháng 7]] năm [[Hàng không năm 1948|1948]], và nó được trang bị kiểu động cơ [[turbo phản lực]] [[General Electric J47]]-GE-3 với lực đẩy 23 &nbsp;kN (5.200 &nbsp;lb<sub>f</sub>) mỗi chiếc. Kiểu J47 hay "TG-190" chính là một phiên bản được tái thiết kế của kiểu TG-180/J35. Chiếc nguyên mẫu đầu tiên XB-47 sau đó được trang bị lại kiểu động cơ này.
 
Việc bay thử nghiệm những chiếc máy bay nguyên mẫu tỏ ra đặc biệt cẩn thận và có nguyên tắc, vì đây là một kiểu thiết kế mới trong nhiều cách. Chiếc nguyên mẫu bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "[[lộn vòng kiểu Hà Lan]]", một sự mất ổn định gây cho chiếc máy bay lắc lư khi lượn vòng rộng hình chữ "S". Vấn đề này được làm giảm nhẹ bằng cách bổ sung thêm một hệ thống kiểm soát [[đệm xoắn]] tự động chỉnh hướng bánh lái đuôi nhằm ổn định chuyển động lắc lư. Chiếc nguyên mẫu cũng có xu hướng bị mgóc đầu, và vấn đề được giải quyết bằng cách bổ sung các cánh gió nhỏ trên bề mặt cánh tạo ra các dòng gió xoáy để ngăn ngừa hiện tượng [[tách biệt dòng gió]].
Dòng 102:
Những chiếc máy bay ném bom B-47 rõ ràng đã thực hiện các phi vụ huấn luyện trong đó chúng đã thâm nhập không phận Xô Viết nhiều lần. Sự thật đàng sau các phi vụ đó còn đang gặp nhiều tranh cãi, và một số tác giả đã cho rằng tướng [[Curtis LeMay]] đã ra những lệnh đó mà không thông báo hay được sự cho phép của Tổng thống.
 
Chiếc B-47 đóng vai trò xương sống của [[Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược]] cho đến năm [[Hàng không năm 1959|1959]], khi những chiếc [[B-52 Stratofortress|B-52]] bắt đầu đảm nhận và đội máy bay B-47 bắt đầu được cắt giảm. Việc sản xuất kiểu B-47 trong thực tế đã kết thúc từ năm [[Hàng không năm 1957|1957]], nhưng việc cải tiến và tái chế vẫn được tiếp tục sau thời điểm đó. Hoạt động thực hành của kiểu máy bay ném bom B-47 trong giai đoạn này thay đổi từ ném bom tầm cao sang tấn công ném bom tầm thấp, vốn được đánh giá là nhằm xâm nhập được qua hệ thống phòng không Xô Viết. Các đội bay được huấn luyện chiến thuật tấn công "nhô lên" (pop-up), tiến đến mục tiêu ở tầm thấp với tốc độ 787 &nbsp;km/h (425 hải lý mỗi giờ) rồi đột ngột vọt lên khi đến gần mục tiêu trước khi ném vũ khí hạt nhân, và kỹ thuật "[[quăng ném bom]]" tương tự, trong đó chiếc máy bay ném vũ khí trong khi lên cao rồi lộn vòng để rời khỏi khu vực mục tiêu trước khi bom rơi trở lại và phát nổ.
 
=== Những năm sau đó ===
Dòng 117:
=== B-47A ===
[[Tập tin:B-47A.jpg|nhỏ|phải|Chiếc B-47A Stratojet, được báo chí mô tả như là "máy bay ném bom nhanh nhất thế giới" đang bay gần xưởng sản xuất của hãng [[Boeing]] tại [[Wichita, Kansas]], [[11 tháng 8]] năm [[Hàng không năm 1950|1950]].]]
Chiếc đầu tiên được giao vào [[tháng 12]] năm [[Hàng không năm 1950|1950]]. Cấu hình của những chiếc B-47A gần giống như những chiếc nguyên mẫu XB-47 ban đầu. Chúng được trang bị loại động cơ [[turbo phản lực]] J47-GE-11 cung cấp lực đẩy 23 &nbsp;kN (5.200 &nbsp;lb<sub>f</sub>) tương đương như kiểu động cơ J47-GE-3 trước đó, và chúng cũng được thiết kế để có thể mang các rocket hỗ trợ cất cánh [[JATO]] (RATO).
 
Bốn trong số những chiếc B-47A được trang bị hệ thống dẫn đường và ném bom (BNS) K-2, hệ thống lái tự động HD-21D, một máy tính kiểu tương tự, [[radar]] APS-23, và một [[hệ thống ngắm ném bom]] Y-4 hay Y-4A. Hai chiếc được trang bị tháp pháo đuôi, trong đó một chiếc trang bị [[hệ thống kiểm soát hỏa lực]] (FCS: fire-control system) Emerson A-2 trong khi chiếc kia mang phiên bản General Electric A-5 FCS. Tám chiếc B-47A khác không có vũ khí phòng thủ.
 
Những chiếc B-47A đều được trang bị [[ghế phóng]]. Trong khi [[phi công]] và [[phi công phụ]] được phóng hướng lên trên, [[hoa tiêu]] lại được phóng hướng xuống dưới bởi một kiểu ghế phóng do [[Stanley Aviation]] chế tạo.<ref>[http://www.ejectionsite.com/stanley/ Stanley Ejection Seat Website]</ref> Cao độ an toàn tối thiểu cho kiểu ghế phóng này là khoảng 150 &nbsp;m (500 &nbsp;ft).
 
Trong khi những chiếc XB-47 được chế tạo tại nhà máy của Boeing tại [[Seattle, Washington]], những chiếc B-47A và mọi phiên bản Boeing B-47 tiếp theo sau được chế tạo tại một nhà máy của chính phủ ở [[Wichita, Kansas]], nơi trước đây hãng đã từng chế tạo những chiếc [[B-29 Superfortress]]. Việc chuyển đổ này đã thực hiện do nhà máy tại Seattle đang chịu gánh nặng sản xuất những chiếc [[KC-97 Stratotanker]] và các nhiệm vụ khẩn cấp khác.
Dòng 134:
Không quân Mỹ đã nôn nóng muốn có được càng nhiều chiếc máy bay B-47 càng nhanh chóng càng tốt, nên đã thỏa thuận với Lockheed và Douglas về việc sản xuất bổ sung. Những chiếc máy bay do Lockheed chế tạo mang số hiệu có đuôi là "-LM (Lockheed Marietta)" còn những chiếc của Douglas mang số hiệu đuôi "-DT (Douglas Tulsa)". Những chiếc của Boeing sản xuất mang số hiệu "-BW (Boeing Wichita)", ngoại trừ những chiếc XB-47 và B-47A chế tạo tại Seattle mang số hiệu "-BO".
 
Lô đầu tiên gồm 87 chiếc B-47B được trang bị cùng kiểu động cơ J47-GE-11 như của chiếc B-47A, nhưng những chiếc sản xuất sau đó được nâng cấp lên kiểu động cơ [[động cơ turbo phản lực|turbo phản lực]] J47-GE-23 có lực đẩy 5.800 &nbsp;lb<sub>f</sub> (26 &nbsp;kN). Những chiếc sản xuất trước đó được trang bị lại cùng kiểu động cơ được cải tiến này. Tất cả chúng đều có trang bị rocket hỗ trợ cất cánh [[JATO]] (RATO) vốn đã được sử dụng trên những chiếc XB-47 và B-47A.
 
==== Hệ thống điện tử và ném bom ====
Dòng 140:
 
==== Các cải biến trên phiên bản B ====
Khoang chứa bom của phiên bản B-47B ngắn hơn so với chiếc XB-47 và B-47A, vì các [[vũ khí nguyên tử]] đã được thu nhỏ lại trong thời gian đó. Tuy vậy, chiếc B-47B lại có thể mang được một tải trọng bom lớn hơn khá nhiều, lên đến 8.200 &nbsp;kg (18.000 &nbsp;lb). Mọi chiếc B-47B đều được trang bị tháp súng đuôi với một cặp súng 20 &nbsp;mm và hệ thống kiểm soát hỏa lực (FCS) hướng dẫn bằng radar B-4. Hệ thống FCS B-4 tỏ ra có nhiều sự cố đến mức mà trên một số chiếc B-47B chúng được thay thế bằng bộ ngắm quang học N-6. Phi công phụ có thể xoay ghế của anh ta lại hướng ra phía sau và ngắm các khẩu súng trực tiếp.
 
Trong thực tế, trữ lượng nhiên liệu khổng lồ của chiếc B-47 vẫn chưa đủ để mang lại cho nó tầm bay xa mà Không quân Mỹ mong muốn, nên đã có một số quan điểm trong số giới chức Không quân cao cấp phản đối kiểu máy bay này do tầm bay xa bị hạn chế của kiểu thiết kế ban đầu. Giải pháp cho vấn đề này mang độ ưu tiên cao, nên một thiết bị dùng để [[tiếp nhiên liệu trên không]] (IFR) dạng phểu bay được trang bị phía bên phải của mũi máy bay. Đây là lý do chính khiến kiểu mũi máy bay bằng kính plexiglas không được sử dụng. Chiếc B-47B cũng được trang bị một cặp thùng nhiên liệu bên ngoài có thể vứt được, mang trên cánh giữa bộ động cơ trong và ngoài. Những thùng nhiên liệu này khá lớn, có trữ lượng lên đến 6.750 L (1.780 US gal).
Dòng 152:
Chiếc B-47E bay chuyến bay đầu tiên vào ngày [[30 tháng 1]] năm [[Hàng không năm 1953|1953]]. Có bốn "khối" hay "giai đoạn" sản xuất của phiên bản B-47E được chế tạo, lần lượt tích hợp các tinh chỉnh của khối trước, và đôi khi cũng có các thay đổi trong sản xuất trên cùng một khối. Các khối cũ hơn thường được nâng cấp lên tiêu chuẩn của khối sau khi chúng được giới thiệu.
 
Những chiếc "B-47E-I" sản xuất đời đầu được trang bị động cơ turbo phản lực [[General Electric J47|J47-GE-25]] với lực đẩy 27 &nbsp;kN (5.970 &nbsp;lb<sub>f</sub>), nhưng chúng nhanh chóng được thay đổi sang kiểu động cơ J47-GE-25A, vốn cải thiện được đáng kể nhờ áp dụng kỹ thuật phun nước-methanol. Đây là một phương thức mà hỗn hợp nước-methanol được phun vào động cơ trong lúc cất cánh, giúp gia tăng [[lưu tốc dòng chảy khối|dòng chảy khối]] nên tạm thời ép lực đẩy lên đến 32 &nbsp;kN (7.200 &nbsp;lb<sub>f</sub>). [[Methanol]] rõ ràng là được thêm vào nước như là chất chống đông. Động cơ để lại một luồng khói đen kịt phía sau khi mở chế độ phun nước-methanol.
==== JATO ====
Những cải tiến bổ sung rocket hỗ trợ cất cánh [[JATO]] được thực hiện trên những chiếc B-47E-I đời đầu. Chúng được trang bị 18 lọ JATO gắn trong, nhưng được nhanh chóng thay thế bằng kiểu giá gắn bên ngoài có thể vứt được, có dạng hình "chữ V" hoặc hình "móng ngựa", gắn bên dưới thân sau. Chúng mang 33 lọ JATO, bố trí thành ba hàng 11 lọ. Hệ thống JATO gắn trong bị loại bỏ do những lo ngại về những lọ JATO này được bố trí quá gần các thùng nhiên liệu, và trong mọi trường hợp sau khi sử dụng hết chúng chỉ là những trọng lượng thừa. Các giá này có thể mở rộng, và được vứt bỏ tại vùng được quy định sau khi cất cánh. Điều thú vị là, những chiếc B-47 hiếm khi sử dụng JATO khi cất cánh, vì chúng đắt tiền và hơi nguy hiểm hơn so với việc cất cánh không dùng sự hỗ trợ. Điều rõ ràng là chúng được dành cho tình huống báo động khẩn cấp, khi những chiếc máy bay ném bom cần được cất cánh khỏi đường băng càng nhanh càng tốt, và chúng chỉ được sử dụng khoảng mỗi năm một lần trong huấn luyện. Việc phun hỗn hợp nước-methanol động cơ quả là một sự trợ giúp đáng kể lúc cất cánh khi mà JATO không được sử dụng.
Dòng 158:
Dự trữ nhiên liệu bên trong của những chiếc B-47E ban đầu được cắt giảm xuống còn 55.369 L (14.627 gal) như là một biện pháp làm nhẹ cân. Biện pháp này được coi là chấp nhận được do việc sử dụng các thùng nhiên liệu phụ lớn bên ngoài, và cũng do Không quân Mỹ đã hoàn thiện kỹ thuật [[tiếp nhiên liệu trên không]] đến mức chúng trở thành một thực hành tiêu chuẩn.
Một thay đổi được hoan nghênh trên phiên bản B-47E so với phiên bản B-47B là sự quay trở lại của các ghế phóng. Giới lãnh đạo cao cấp Không quân Mỹ đã xem xét lại quyết định loại bỏ chúng và nhận thấy rằng điều này vô nghĩa. Thêm vào đó, hai khẩu súng máy 0,50 cal (12,7 &nbsp;mm) trong tháp súng đuôi được thay bằng hai khẩu pháo 20 &nbsp;mm để có hỏa lực mạnh hơn, cũng như được hỗ trợ bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực A-5 trên những chiếc đời đầu, và hệ thống MD-4 trên những chiếc đời sau.
 
Một thay đổi cuối cùng trên phiên bản B-47E là đa số các cửa sổ trước mũi được loại bỏ, chỉ để lại một cái mỗi bên. Tuy nhiên, nhiều tấm ảnh của những chiếc B-47E cho thấy chúng có đầy đủ các cửa sổ như trên phiên bản B-47B. Liệu số lượng các cửa sổ có thay đổi trong quá trình sản xuất phiên bản B-47E, hay đó là do nâng cấp những chiếc B-47B lên tiêu chuẩn B-47E, vẫn là điều chưa được biết rõ.
Dòng 164:
Kiểu B-47E-II chỉ có những thay đổi nhỏ so với kiểu B-47E-I được sản xuất. Kiểu B-47E-III được trang bị một bộ phản công điện tử (ECM), bao gồm một bộ gây nhiễu radar gắn trên một cụm dưới thân cùng một bộ thả [[Nhiễu kim loại (phản công radar)|nhiễu kim loại]], cũng như các máy phát điện được cải tiến.
 
Kiểu B-47E-IV được nâng cấp triệt để hơn sau đó, bao gồm bộ càng đáp chắc chắn hơn, khung máy bay được gia cố, trữ lượng nhiên liệu nhiều hơn, và tải trọng bom lên đến 11.300 &nbsp;kg (25.000 cân), cho dù khoang chứa bom một lần nữa lại được làm ngắn lại do việc đưa ra các vũ khí nguyên tử nhỏ gọn hơn.
 
Một cải tiến khác là việc đưa ra hệ thống điện tử MA-7A BNS, một bước cải tiến đáng kể so với thiết bị tiền nhiệm. Bộ MA-7A bao gồm radar AN/APS-64 có tầm hoạt động lên đến 390 &nbsp;km (240 dặm). Bộ AN/APS-64 có thể sử dụng như là bộ thu phát "[[bộ thu phát nhận biết bạn-thù|nhận biết bạn-thù]]" (IFF: identification friend or foe) tầm xa cho phép một chiếc B-47E-IV có thể tìm ra một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu hay một chiếc B-47 khác, hoặc như là một radar dò mục tiêu trên mặt đất độ phân giải cao. Kiểu B-47E-IV cũng giữ lại bộ ngắm ném bom quang học, cho dù chúng hiếm khi được dùng đến.
 
Có tổng cộng 1.341 chiếc phiên bản B-47E được sản xuất (691 chiếc bởi Boeing, 386 chiếc bởi Lockheed, và 264 chiếc bởi Douglas). Đa số những chiếc phiên bản B-47B được cải biến lên tiêu chuẩn B-47E. Chúng được đặt tên là B-47B-II, cho dù trong thực tế người ta chỉ đơn giản gọi chúng là B-47E.
Dòng 177:
* Một máy ảnh chéo hướng ra trước dành cho độ cao thấp.
* Một máy ảnh ba góc (trimetrogon) K-17 dành cho ảnh toàn cảnh.
* Các máy ảnh tầm xa K-36.
Chiếc RB-47E có thể mang theo các pháo sáng chụp ảnh để trinh sát vào ban đêm. Cho dù chiếc RB-47E có thể được tiếp thêm nhiên liệu trong khi bay, trữ lượng nhiên liệu của nó cũng được gia tăng thêm lên đến 70.000 L (18.400 gal). Sĩ quan hoa tiêu đồng thời cũng điều khiển các máy ảnh, trở thành "hoa tiêu-chụp ảnh" thay vì "hoa tiêu-ném bom".
 
Dòng 186:
Chiếc RB-47H đầu tiên được giao đến [[Căn cứ Không quân Forbes]] tại [[Topeka]], [[Kansas]] vào [[tháng 8]] năm [[Hàng không năm 1955|1955]]. Những chiếc ELINT B-47 tỏ ra có giá trị nên chúng được đưa vào chương trình nâng cấp "Mod 44" hay "Silver King" vào năm [[Hàng không năm 1961|1961]] nhằm cung cấp cho chúng các hệ thống điện tử được nâng cấp. Những chiếc máy bay Silver King có thể được dễ dàng nhận biết nhờ vào một cụm lớn dạng giọt nước dành cho ăn-ten ELINT gắn vào một đế bên dưới bụng và chéo một bên thân máy bay, cũng như là một ăn-ten dạng đế gắn dưới mỗi cánh phía ngoài động cơ bên ngoài. Người ta đã không rõ là có phải mọi chiếc RB-47H và ERB-47H đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn Silver King hay không ?
 
Những chiếc RB-47H và ERB-47H là những máy bay rất có tiềm năng, nhưng khoang EWO không chỉ tù túng chỉ có thể ngồi xổm, mà còn được cách âm và điều hòa nhiệt độ rất kém. Điều này làm cho các phi vụ kéo dài 12 giở trở nên rất khó chịu và mệt mỏi, và một số nguồn còn cho biết rằng các "Crow" còn thỉnh thoảng gặp phải sự rò rỉ nhiên liệu. Không thể thực hiện việc phóng ra khỏi máy bay hướng xuống dưới (cắt qua bụng) khi gần hay trên mặt đất. Các "Crow" phải ngồi như trên xe trượt tuyết trên sàn của lối vào khoang phi công trong khi cất cánh và hạ cánh; phải bò chật vật với quần áo chống lạnh và dù dọc theo một lối đi không được điều áp đến khoang của họ khi lên đến độ cao 3.048 &nbsp;m (10.000 &nbsp;ft).
 
Các hoạt động của những chiếc RB-47H và ERB-47H là tối mật khi những phi vụ kéo dài 10 giờ thường bay vào ban đêm và ngay cả chỉ huy của căn cứ cũng không được biết chi tiết. Khi đội bay được hỏi về công việc họ làm, họ luôn trả lời rằng đấy là thông tin mật; và khi được hỏi về cái mũi đen tròn của chiếc máy bay, đôi khi họ đã trả lời rằng đó là một cái cản được sử dụng khi tiếp nhiên liệu trên không đề phòng đụng phải máy bay tiếp dầu. Câu trả lời đại loại như vậy lại thường được tin tưởng.
 
==== Các phi vụ chiến lược ====
Các hoạt động chiến lược của 2.000 chiếc B-47 đòi hỏi phải có 800 chiếc [[máy bay tiếp dầu]] [[KC-97 Stratotanker]]. Trong một phi vụ trinh sát RB-47H tiêu biểu kéo dài 9.360 &nbsp;km (5.200 hải lý), chiếc máy bay sẽ cất cánh từ [[Thule]], [[Greenland]] bay qua [[biển Kara]] đến [[Murmansk]] rồi quay về chỉ để thấy Thule chịu đựng thời tiết xấu, buộc chuyến bay phải chuyển hướng từ điểm tiếp nhiên liệu/quyết định gần bờ biển Đông Bắc Greenland đến một trong ba điểm thay thế có khoảng cách tương đương: [[Goose Bay]], Labrador, [[London]], hoặc [[Fairbanks, Alaska]]. Năm chiếc KC-97 tại căn cứ Thule cần có để hỗ trợ phương án này. Hai chiếc dự phòng trên mặt đất và một chiếc dự phòng trên không nhằm đảm bảo hai lần tiếp thêm 9.090 &nbsp;kg (20.000 &nbsp;lb) nhiên liệu ở vị trí cách Thule 965 &nbsp;km (600 dặm). Những chiếc máy bay chở dầu quay trở lại Thule để đổ nhiên liệu và lại thực hiện chuyến bay lần nữa để đón chiếc RB-47H quay trở về sáu giờ sau đó nhằm tiếp thêm một lần nhiên liệu trên không.
 
Vào ngày [[8 tháng 5]] năm [[Hàng không năm 1954|1954]], sau một phi vụ [[trinh sát]] tối mật bên trên [[bán đảo Kola]], một máy bay trinh sát RB-47E thuộc Không đoàn Trinh sát 91 của Sư đoàn Không quân 4 tháo chạy từ lãnh thổ [[Liên Xô]] về phía Tây trong khi bị ba [[máy bay tiêm kích]] [[máy bay phản lực|phản lực]] [[Xô Viết]] [[Mikoyan-Gurevich MiG-17|MiG-17]] đuổi bắt. Những chiếc máy bay tiêm kích Xô Viết đã tìm cách tiêu diệt chiếc RB-47E bằng các khẩu súng của chúng trên không phận Liên Xô và [[Phần Lan]], nhưng chiếc máy bay RB-47E bị hư hại đã xoay sở thoát ra đến [[Thụy Điển]] rồi quay về [[Căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Fairford]] ở [[Gloucestershire]], [[Anh Quốc]] nơi nó cất cánh, nhờ tốc độ tối đa và bán kính chiến đấu lớn hơn đáng kể so với các máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết. Đây là phi vụ đầu tiên mà một máy bay phản lực trang bị máy móc hình ảnh hiện đại được Hoa Kỳ sử dụng để trinh sát quân sự. Sự kiện này được tất cả các bên liên quan giữ tuyệt mật.
Dòng 213:
== Đặc điểm kỹ thuật (B-47E) ==
[[Tập tin:B-47A 3-View line art.svg|phải|Hình chiếu ba chiều chiếc B-47E Stratojet.]]
Nguồn: Quest for Performance<ref>{{citechú thích web|author=Loftin, LK, Jr|title=Quest for performance: The evolution of modern aircraft. NASA SP-468|url=http://www.hq.nasa.gov/pao/History/SP-468/cover.htm|accessdate=2006-04-22}}</ref>
=== '''Đặc tính chung''' ===
* Đội bay: 03 người
* Chiều dài: 32,6 m (107 &nbsp;ft 1 in)
* [[Sải cánh]]: 35,4 m (116 &nbsp;ft 0 in)
* Chiều cao: 8,5 m (28 &nbsp;ft 0 in)
* Diện tích bề mặt cánh: 132,7 m² (1.428 &nbsp;ft²)
* [[Kiểu cánh]]: [[NACA airfoil|NACA 64A(0.225)12 mod]] root and tip
* [[Diện tích cản]]: 1,96 m² (21,13 &nbsp;ft²)
* [[Hệ số nâng/lực cản]]: 0,0148
* [[Tỉ lệ dài/rộng cánh]]: 9,42
* [[Lực nâng của cánh]] : 454,8 &nbsp;kg/m² (93,16 &nbsp;lb/ft²)
* Trọng lượng không tải: 35.867 &nbsp;kg (79.074 &nbsp;lb)
* Trọng lượng có tải: 60.340 &nbsp;kg (133.030 &nbsp;lb)
* [[Trọng lượng cất cánh tối đa]]: 100.000 &nbsp;kg (230.000 &nbsp;lb)
* Động cơ: 6 x động cơ [[General Electric J47]]-GE-25 [[động cơ turbo phản lực|turbo phản lực]], lực đẩy 7.200 &nbsp;lbf (32 &nbsp;kN) mỗi động cơ
 
=== '''Đặc tính bay''' ===
* [[Tốc độ lớn nhất]]: 977 &nbsp;km/h (527 knot, 607 &nbsp;mph)
* [[Tốc độ bay đường trường]]: 896 &nbsp;km/h (484 knots, 557 &nbsp;mph)
* [[Tầm bay tối đa]]: 6.494 &nbsp;km (4.037 &nbsp;nm, 4.647 &nbsp;mi)
* [[Bán kính chiến đấu]]: 3.240 &nbsp;km (1.749 &nbsp;nm, 2.013 &nbsp;mi) với 9.000 &nbsp;kg (20.000 &nbsp;lb) bom
* [[Trần bay]]: 10.100 &nbsp;m (33.100 &nbsp;ft)
* [[Tốc độ lên cao]]: 23,7 &nbsp;m/s (4.660 &nbsp;ft/min)
* [[Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng]] : 0,22
* [[Tỉ lệ lực nâng/lực cản]] : 20,0 (ước lượng)
 
=== '''Vũ khí''' ===
* 2 x pháo [[M24|M24A1]] 20 &nbsp;mm
* 11.000 &nbsp;kg (25.000 &nbsp;lb) bom, bao gồm:
** 2 × [[bom nguyên tử]], ''hoặc''
** 28 × 230 &nbsp;kg (500 &nbsp;lb) bom thông thường
 
== Tham khảo ==
Dòng 254:
* Dennison, Robert C."Stratojet!" ''Air Combat'', July /tháng 8 năm 1997. (Dennison is a retired USAF officer and B-47 pilot who works with the B-47 Stratojet Association.)
* Knaack, Marcelle Size. ''Post-World War II Bombers, 1945-1973''. Washington, DC: Office of Air Force History, 1988. ISBN 0-16-002260-6. [http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/encyclopedia_postww2_bombers.pdf Post-World War II Bombers, 1945-1973 (PDF)].
* [http://www.hq.nasa.gov/pao/History/SP-468/ch12-2.htm NASA History on Jet Bombers: Primary article source]
* Tegler, Jan. ''B-47 Stratojet: Boeing's Brilliant Bomber''. New York: McGraw-Hill, 2000. ISBN 0-07-135567-7.
{{vectorsite}}