Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web (3)
Dòng 17:
'''Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ''' ([[tiếng Anh]]: ''Speaker of the United States House of Representatives'', hay ''Speaker of the House'') là viên chức chủ tọa của [[Hạ viện Hoa Kỳ]]. Chức vụ này được thành lập vào năm 1789 theo Điều khoản I, Đoạn 2, [[Hiến pháp Hoa Kỳ]] mà trong đó một phần có nói "Hạ viện sẽ chọn chủ tịch và các viên chức khác của mình". Đương kim chủ tịch là [[John Boehner]] (trước đó từng là [[Lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện Hoa Kỳ]]) được bầu khi [[Quốc hội Hoa Kỳ]] lần thứ 112 khai mạc vào ngày 5 tháng 1 năm 2011.<ref>http://www.cbc.ca/world/story/2010/11/02/us-midterm-elections.html</ref>
 
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ là người đứng thứ hai trong thứ tự kế nhiệm [[Tổng thống Hoa Kỳ]], đứng sau [[Phó Tổng thống Hoa Kỳ]] và đứng trước [[Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ]].<ref>Xem Luật kế nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, {{usc|3|19}}</ref> Không giống như một số nghị viện thuộc [[Hệ thống Westminster]] (theo hệ thống Vương quốc Anh), Chủ tịch Hạ viện là một chức vụ lãnh đạo trong đảng đa số và làm việc tích cực để ấn định chương trình nghị sự lập pháp của đảng, vì thế chức vụ này có quyền lực đáng kể. Chủ tịch Hạ viện thường thường không trực tiếp làm chủ tọa đối với các buổi tranh luận mà thay vào đó giao phó nhiệm vụ này cho những thành viên khác cùng chung đảng của mình trong [[Quốc hội Hoa Kỳ]].<ref>{{citechú thích web|url=http://www.speaker.gov/about?id=0003 |title=Speaker Nancy Pelosi &#124; About Nancy Pelosi |publisher=Speaker.gov |date=2007-01-04 |accessdate=2010-11-01}}</ref> Ngoài các nhiệm vụ liên quan đến việc lãnh đạo Hạ viện và đảng chính trị đa số, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ cũng thực thi các chức năng quản lý, chức năng thủ tục và đại diện [[khu quốc hội]] của mình.
 
==Bầu cử==
Dòng 37:
Về cuối thế kỷ 19, chức vụ chủ tịch hạ viện bắt đầu phát triển thành một chức vụ đầy quyền lực. Một trong số những nguồn lực quan trọng nhất để tạo nên quyền lực của chủ tịch hạ viện là chức vụ chủ tịch [[Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ]] (''United States House Committee on Rules'') mà sau khi có cuộc tái tổ chức hệ thống ủy ban vào năm 1880 đã trở thành một ủy ban thường trực đầy quyền lực nhất của Hạ viện Hoa Kỳ. Hơn thế, một số các chủ tịch hạ viện đã trở thành những khuôn mặt lãnh đạo trong các đảng chính trị của mình; các thí dụ gồm có các đảng viên Dân chủ [[Samuel J. Randall]], [[John Griffin Carlisle]], và [[Charles Frederick Crisp|Charles F. Crisp]], hay đảng viên Cộng hòa [[James G. Blaine]], [[Thomas Brackett Reed]], và [[Joseph Gurney Cannon]].
 
Quyền lực của chủ tịch hạ viện được nâng lên tầm cao dưới thời của đảng viên Cộng hòa [[Thomas Brackett Reed]] (1889–1891, 1895–1899) làm chủ tịch hạ viện. "Sa hoàng Reed", biệt danh mà các đối thủ của ông đã dùng để gọi ông,<ref>Robinson, William A. "Thomas B. Reed, Parliamentarian". ''The American Historical Review'', October, 1931. pp. 137–138.</ref> đã tìm cách chấm dứt sự ngăn cản thông qua các đạo luật mà đảng thiểu số thường tiến hành bằng chiến thuật không bỏ phiếu mặc dù có mặt tại phòng họp hạ viện.<ref>{{citechú thích web | last=Oleszek | first=Walter J. | url=http://www.rules.house.gov/archives/pre20th_rules.htm | title=A Pre-Twentieth Century Look at the House Committee on Rules | publisher=U.S. House of Representatives | date=December 1998 | accessdate=July 5, 2007}}</ref> Bằng cách từ chối bỏ phiếu như thế, đảng thiểu số có thể tin chắc rằng số phiếu biểu quyết cần thiết không đạt được thì kết quả biểu quyết sẽ trở thành bất hợp lệ và vì vậy 1 đạo luật sẽ không thể trở thành luật. Tuy nhiên, Reed tuyên bố rằng các thành viên hạ viện có mặt tại phòng họp hạ viện nhưng từ chối bỏ phiếu sẽ vẫn được tính phiếu vì mục đích đạt được con số phiếu cần thiết. Bằng cách này và những lệnh khác, Reed muốn bảo đảm rằng các đảng viên Dân chủ không thể ngăn cản chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa. Vị thế chủ tịch hạ viện lên đến đỉnh điểm trong nhiệm kỳ của đảng viên Cộng hòa [[Joseph Gurney Cannon]] (1903–1911). Cannon đã thực hiện sự kiểm soát khác thường đối với tiến trình lập pháp; ông định đoạt chương trình nghị sự của Hạ viện Hoa Kỳ, bổ nhiệm thành viên cho tất cả các ủy ban hạ viện, chọn ra các chủ tịch ủy ban hạ viện, lãnh đạo ủy ban luật pháp hạ viện, và định đoạt ủy ban hạ viện nào sẽ được xem xét mỗi đạo luật. Ông sử dụng quyền lực của mình 1 cách mạnh mẽ để đoan chắc rằng các đề nghị của đảng Cộng hòa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua. Tuy nhiên vào năm 1910, các đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa bất mãn đã cùng hợp sức với nhau tước lấy rất nhiều quyền lực của ông trong đó có bao gồm khả năng nêu tên các thành viên ủy ban và chức chủ tịch Ủy ban Phát luật Hạ viện Hoa Kỳ.<ref>Charles O. Jones, "Joseph G. Cannon and Howard W. Smith: An Essay on the Limits of Leadership in the House of Representatives," ''Journal of Politics'' (1968), 30: 617-646 doi: 10.2307/2128798</ref> 15 năm sau, Chủ tịch Hạ viện [[Nicholas Longworth]] đã phục hồi lại được rất nhiều quyền lực đã mất nhưng không phải là tất cả những quyền lực đã bị mất từ chức vụ này.
 
[[Image:JGCannon.jpg|thumb|upright|[[Joseph Gurney Cannon]] (1903–1911) là một trong những Chủ tịch Hạ viện quyền lực nhất.]]
Một trong số những chủ tịch hạ viện có ảnh hưởng nhất là đảng viên Dân chủ [[Sam Rayburn]].<ref>{{citechú thích web | url=http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html | title=Sam Rayburn House Museum | publisher= Texas Historical Commission | accessdate= July 5, 2007 |archiveurl = http://web.archive.org/web/20070701112906/http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html <!-- Bot retrieved archive --> |archivedate = July 1, 2007}}</ref> Rayburn là chủ tịch hạ viện phục vụ lâu nhất trong lịch sử, giữ chức vụ này từ năm 1940 đến 1947, 1949 đến 1953, và từ 1955 đến 1961. Ông giúp tạo hình cho nhiều đạo luật, làm việc thầm lặng trong hậu trường cùng với các ủy ban hạ viện. Ông cũng giúp thông qua một số luật nội địa và các chương trình viện trợ ngoại quốc mà các tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] và [[Harry Truman]] chủ trương. Người kế nhiệm Rayburn, đảng viên Dân chủ [[John William McCormack]] (phục vụ từ 1962–1971), là một chủ tịch hạ viện ít có ảnh hưởng hơn, đặc biệt là vì có sự không hài lòng của các thành viên trẻ hơn trong đảng Dân chủ. Trong giữa thập niên 1970, quyền lực của chủ tịch hạ viện một lần nữa lại phát triển dưới thời của đảng viên Dân chủ [[Carl Albert]] làm chủ tịch. Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ không còn là một ủy ban bán độc lập như đã từng như vậy trước đó kể từ cuộc cải tổ năm 1910; thay vào đó, một lần nữa chức vụ này lại trở thành một thứ vũ khí của giới lãnh đạo đảng. Hơn nữa, vào năm 1975, chủ tịch hạ viện được phép bổ nhiệm đa số thành viên cho Ủy ban Pháp luật Hạ viện Hoa Kỳ. Trong khi đó quyền lực của các vị chủ tịch ủy ban bị tước bỏ làm tăng thêm sức ảnh hưởng to lớn của chủ tịch hạ viện.
 
Người kế nhiệm Albert là đảng viên Dân chủ [[Tip O'Neill]], một chủ tịch hạ viện nổi tiếng vì sự chống đối công khai của ông đối với các chính sách của Tổng thống [[Ronald Reagan]]. O'Neill là vị chủ tịch hạ viện phục vụ lâu dài và liên tục nhất (từ năm 1977 đến 1987). Ông thách thức Tổng thống Reagan về các chương trình đối nội và về những chi tiêu quốc phòng. Các đảng viên Cộng hòa đã nhắm mục tiêu vào O'Neill trong các cuộc vận động tranh cử của họ vào năm 1980 và 1982; tuy nhiên, đảng Dân chủ vẫn duy trì được thế đa số trong cả hai năm đó.
 
Vai trò của các đảng phái bị đảo ngược vào năm 1994 khi đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ sau khi mất đến 40 năm trong vai trò đảng thiểu số. Chủ tịch Hạ viện [[Newt Gingrich]] thường xuyên đụng độ với tổng thống Dân chủ [[Bill Clinton]]; đặc biệt, chương trình có tên gọi "Contract with America" (tạm dịch: Hợp đồng với nước Mỹ) của Gingrich là một nguồn gây tranh chấp. Gingrich từ chức năm 1998 khi đảng Cộng hòa thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử quốc hội mặc dù vẫn giữ được đa số ít ỏi tại hạ viện. Người kế nhiệm, [[Dennis Hastert]], đóng một vai trò ít nổi bật hơn nhiều. Trong các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006, đảng Dân chủ giành được đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ. [[Nancy Pelosi]] trở thành chủ tịch hạ viện khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 110 nhóm họp vào ngày 4 tháng 1 năm 2007 đã đưa bà lên thành người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch hạ viện. Với việc Barack Obama đắc cử tổng thống và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả hai viện quốc hội, Pelosi trở thành chủ tịch hạ viện đầu tiên kể từ khi [[Tom Foley]] nắm giữ chức vụ này trong lúc đảng Dân chủ nắm quyền lãnh đạo cả hai viện quốc hội tại Washington.<ref>See [[Party Divisions of United States Congresses]]</ref> Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ trong các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, và vì thế [[John Boehner]] trở thành chủ tịch hạ viện vào đầu tháng 1 năm 2011.<ref name="abcnews.go.com">[http://abcnews.go.com/story?id=12047865&page=1]</ref>
 
Nếu đảng của chủ tịch hạ viện mất quyền kiểm soát hạ viện trong một cuộc bầu cử, và nếu cả chủ tịch hạ viện và [[lãnh tụ đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ|lãnh tụ đa số]] vẫn còn nằm trong ban lãnh đạo cao cấp của đảng thì điều này có nghĩa rằng họ sẽ trở thành [[lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện Hoa Kỳ|lãnh tụ thiểu số]] và người đặc trách tổ chức và kỷ luật của đảng thiểu số (''minority whip'') theo thứ tự vừa nói. Khi đảng thiểu số chỉ còn có một vị trí lãnh đạo sau khi mất chiếc ghế chủ tịch hạ viện thì có thể xãy ra một cuộc chạy đua để giành lấy các vị trí lãnh đạo còn lại. [[Joseph William Martin, Jr.]] và [[Sam Rayburn]] là hai thí dụ gần nhất về các chủ tịch sắp ra đi nhưng họ vẫn tìm cách trở thành lãnh tụ thiểu số để giữ quyền lãnh đạo đảng tại hạ viện khi đảng của họ bị thay quyền kiểm soát hạ viện trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Các chủ tịch hạ viện sau này đều không trở về vị trí lãnh đạo đảng khi đảng của họ bị mất quyền kiểm soát hạ viện ([[Tom Foley]] mất ghế của mình, [[Dennis Hastert]] trở về vị trí hậu trường của đảng); tuy nhiên, [[Nancy Pelosi]] thông báo rằng bà sẽ chạy đua vào chức lãnh tụ thiểu số khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 112 khai mạc cũng là lúc chức chủ tịch hạ viện của bà kết thúc.<ref>[http://www.miamiherald.com/2010/11/05/1910953/pelosi-wants-to-remain-leader.html]</ref>
Dòng 53:
Chủ tịch hạ viện có trách nhiệm làm sao để Hạ viện thông qua các qui trình luật mà đảng đa số ủng hộ. Để đạt được mục tiêu này, chủ tịch hạ viện có thể vận dụng quyền lực của mình để quyết định khi nào thì mỗi đạo luật sẽ được đưa ra phòng họp hạ viện. Chủ tịch cũng làm chủ tọa ủy ban hướng dẫn hạ viện của đảng đa số. Trong khi chủ tịch hạ viện là người lãnh đạo chức năng của đảng đa số tại hạ viện thì vị [[Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ|Chủ tịch Thượng viên tạm quyền]] tại [[Thượng viện Hoa Kỳ|thượng viện]] không được như vậy mà chỉ là một chức vụ danh dự và nghi thức.
 
Khi chủ tịch hạ viện và tổng thống là hai người cùng chung đảng phái thì chủ tịch hạ viện thường thường đóng một vai trò ít nổi bật hơn, đó là lãnh tụ của đảng đa số. Thí dụ, Chủ tịch Hạ viện [[Dennis Hastert]] đóng một vai trò không mấy nổi bật dưới thời của người đồng đảng phái Cộng hòa là Tổng thống [[George W. Bush]]. Ngược lại, khi chủ tịch và tổng thống là hai người từ hai đảng phái đối lập nhau thì vai trò công khai và sức ảnh hưởng của chủ tịch hạ viện có chiều hướng tăng dần. Khi đó Chủ tịch hạ viện là thành viên cao cấp nhất của đảng đối lập và thường thường là đối thủ công khai chính đối với chương trình nghị sự của tổng thống. Những thí dụ gần đây nhất gồm có [[Tip O'Neill]], một đối thủ to tiếng chống đối các chính sách quốc phòng và đối nội của Tổng thống [[Ronald Reagan]]; [[Newt Gingrich]] đã đụng độ dữ dội với Tổng thống [[Bill Clinton]] trong việc kiểm soát chính sách đối nội; và [[Nancy Pelosi]] đã chống đối với Tổng thống [[George W. Bush]] về chính sách đối nội và [[Chiến tranh Iraq]].<ref>[http:// name="abcnews.go.com"/story?id=12047865&page=1]</ref>
 
==Viên chức chủ tọa==
Dòng 102:
{{DEFAULTSORT:Speaker Of The United States House Of Representatives}}
[[Thể loại:Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ| ]]
[[Thể_loạiThể loại:Hạ viện Hoa Kỳ]]
 
[[id:Ketua Dewan Perwakilan Rakyat Amerika Serikat]]