Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Khí tượng Quốc tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web, {{cite book → {{chú thích sách, {{cite journal → {{chú thích tạp chí
Dòng 2:
 
== Lịch sử ==
Vào [[thế kỷ 18]], mặc dù con người đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực [[khí tượng học]] nhưng ông [[Matthew Fontaine Maury]], nhà khí tượng học của [[Hải quân Hoa Kỳ]], vẫn thúc đẩy việc tổ chức một hội nghị thực sự và đầu tiên bàn về Khí tượng Quốc tế từ cuối tháng 8 đến đầu tháng chín năm 1853.<ref>{{citechú bookthích sách |last=Gibbs |first=W. J. |title=A Very Special Family: Memories of the Bureau of Meteorology 1946 to 1962 |series=Metarch Papers, No. 13 May 1999 |location=Canberra |publisher=Bureau of Meteorology |year=1999 |chapter=Chapter 2: International Meteorology}}</ref> Hội nghị mở màn tại [[Bruxelles]], [[Bỉ]] vào ngày 23 tháng 8 năm 1853 với sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ M. Piercot. Sau đây là bảng liệt kê danh sách các quan chức tham dự Hội nghị và các chính phủ mà họ đại diện:
 
{| class="wikitable"
Dòng 29:
|}
 
Sáng kiến của Maury được tiếp nối bằng Đại hội Khí tượng Quốc tế tại [[Viên]], [[Áo]], vào tháng 9 năm 1873. Các đoàn tham dự đã đồng ý chuẩn bị thành lập ''Tổ chức Khí tượng Quốc tế'' (viết tắt là ''IMO'' trong [[tiếng Anh]]). Theo đó, mỗi thành viên của tổ chức sẽ là người đứng đầu dịch vụ khí tượng của từng quốc gia. Một Uỷ ban Khí tượng Thường trực được thành lập, có chủ tịch là ông Buys Ballot, giám đốc [[Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan]]. <ref>{{citechú thích web |author=Sarukhanian, E. I. |coauthors=Walker, J.M. |title=The International Meteorological Organization (IMO) 1879-1950 |publisher=World Meteorological Organization |url=ftp://ftp.wmo.int/Documents/PublicWeb/amp/mmop/documents/JCOMM-TR/J-TR-27-BRU150-Proceedings/DOCUMENTS_JCOMM_27/Session_2/2_2_Sarukhanian.pdf |accessdate=2012/7/11 }}</ref>
 
Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại [[Roma]] vào năm 1879 đã quyết định thành lập Tổ chức Khí tượng Quốc tế đồng thời bầu ra Uỷ ban Khí tượng Quốc tế để chuẩn bị cho Hội nghị các Nhà đứng đầu các Dịch vụ Khí tượng lần tới; tuy vậy, uỷ ban này không có nguồn ngân quỹ riêng. Ngoài ra, các nhà đứng đầu cơ quan khí tượng mỗi nước còn đồng ý cùng cộng tác nghiên cứu dự án [[Năm Quốc tế về Cực]] (1882-1883). Năm 1889, Bảng Số liệu Khí tượng Quốc tế đầu tiên được xuất bản.
Dòng 39:
Năm 1905, Hội nghị các Nhà đứng đầu được tổ chức tại [[Innsbruck]]. Ông [[Léon Teisserenc de Bort]] đã đệ trình một mạng lưới các trạm thời tiết toàn cầu dựa trên điện tín, tức ''[[Réseau]] Mondial''. Sau khi đơn giản hoá ý tưởng của ông, Tổ chức Khí tượng Quốc tế quyết định rằng mạng lưới này cần thu thập, tính toán và phân phối số liệu áp suất, nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng và hàng năm dựa trên mẫu số liệu được phân phối đều thu từ các trạm khí tượng mặt đất, thực chất là một cơ sở dữ liệu khí hậu toàn cầu. Tiêu chuẩn phân phối số liệu là: hai trạm trong mỗi tứ giác 10 vĩ độ/kinh độ. Từ đó suy ra, mạng lưới này bao gồm 500 trạm mặt đất trải dài trong phạm vi 80° vĩ Bắc và 61° vĩ Nam. Bộ số liệu hàng năm đầu tiên (của năm 1911) được cho ra mắt vào năm 1917.
 
Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, bốn Hội nghị các Nhà đứng đầu nữa được tổ chức lần lượt vào các năm 1919 (Paris), 1923 ([[Utrecht]]), 1929 ([[Copenhagen]]) và 1935 ([[Warszawa]]). Trước năm 1926, Tổ chức Khí tượng Quốc tế không có ai làm Thư kí thường trực; ngân sách hàng năm cũng không bao giờ vượt quá 20.000 [[Đô la Mỹ]].<ref>{{citechú journalthích tạp chí |last=Edwards |first=Paul N. |year=2006 |title=Meteorology as Infrastructural Globalism |journal=Osiris |volume=21 |publisher=University of Chicago Press |url=http://pne.people.si.umich.edu/PDF/Osiris22-Edwards.pdf |accessdate=2012/7/11 }}</ref>
 
Đến năm 1946, Hội nghị các Nhà đứng đầu đã đi đến nhận thức về nhu cầu phải có một tổ chức được các chính phủ hỗ trợ. Công cuộc chuẩn bị tiếp tục diễn ra trong các hội nghị năm 1947 tại [[Washington, D.C.]] và năm 1961 tại Paris. Năm 1953, [[Liên Hiệp Quốc]] thành lập [[Tổ chức Khí tượng Thế giới]] để kế thừa Tổ chức Khí tượng Quốc tế. Các thành viên của [[Tổ chức Khí tượng Thế giới]] là đại diện của các quốc gia có liên quan chứ không còn là đại diện của các dịch vụ dự báo thời tiết.
Dòng 55:
{{Wikisource-en|First International Maritime Conference Held for Devising an Uniform System of Meteorological Observations at Sea}}
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Khí tượng học]]