Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Silic dioxide”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite journal → {{chú thích tạp chí
Dòng 49:
 
'''Điôxít silic''' là một [[hợp chất hóa học]] còn có tên gọi khác là '''silica''' (từ tiếng [[Latin]] ''[[silex]]''), là một [[ôxít]] của [[silic]] có [[công thức hóa học]] là '''SiO<sub>2</sub>''' và nó có độ cứng cao được biết đến từ thời cổ đại.<ref>[[Lynn Townsend White, Jr.]] (Spring, 1961). "Eilmer of Malmesbury, an Eleventh Century Aviator: A Case Study of Technological Innovation, Its Context and Tradition", ''Technology and Culture'' '''2''' (2), tr. 97-111 [100].</ref>
Phân tử SiO<sub>2</sub> không tồn tại ở dạng đơn lẻ mà liên kết lại với nhau thành phân tử rất lớn. Silica có hai dạng cấu trúc là dạng tinh thể và vô định hình <ref> Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 134</ref>. Trong tự nhiên silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể (thạch anh, triđimit, cristobalit, cancedoan, đá mã não), đa số silica tổng hợp nhân tạo đều được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal)<ref> R.N. Rothon, Particulate-Filled Polymer Composites, Published by Rapra Technology Limited, Shrewsbury, UK (2003)</ref>. Một số dạng silica có cấu trúc tinh thể có thể được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao như coesit và stishovit. </br>
Silica được tìm thấy phổ biến trong tự nhiên ở dạng [[cát]] hay [[thạch anh]], cũng như trong cấu tạo thành tế bào của [[tảo cát]]. Nó là thành phần chủ yếu của một số loại [[thủy tinh]] và chất chính trong [[bê tông]]. Silica là một [[khoáng vật]] phổ biến trong [[lớp vỏ (địa chất)|vỏ Trái Đất]].</br>
Trong điều kiện áp suất thường, silica tinh thể có 3 dạng [[thù hình]] chính, đó là thạch anh, triđimit và cristobalit. Mỗi dạng thù hình này lại có hai hoặc ba dạng thứ cấp: dạng thứ cấp α bền ở nhiệt độ thấp và dạng thứ cấp β nhiệt độ cao. Ba dạng tinh thể của silica có cách sắp xếp khác nhau của các nhóm tứ diện SiO<sub>4</sub> ở trong tinh thể. Ở thạch anh α, góc liên kết Si-O-Si bằng 150°, ở tridimit và cristobalit thì góc liên kết Si-O-Si bằng 180°. Trong thạch anh, những nhóm tứ diện SiO<sub>4</sub> được sắp xếp sao cho các nguyên tử Si nằm trên một đường xoắn ốc quay phải hoặc quay trái, tương ứng với α-thạch anh và β-thạch anh. Từ thạch anh biến thành cristobalit cần chuyển góc Si-O-Si từ 150° thành 180°, trong khi đó để chuyển thành α-tridimit thì ngoài việc chuyển góc này còn phải xoay tứ diện SiO<sub>4</sub> quanh trục đối xứng một góc bằng 180°.</br>
Silica có thể được tổng hợp (điều chế) ở nhiều dạng khác nhau như silica gel, silica khói (fumed silica), aerogel, xerogel, silica keo (colloidal silica)... Ngoài ra, silica Nanosprings<sup>TM</sup> được sản xuất bởi [[phương pháp hơi lỏng-rắn]] ở nhiệt độ thấp bằng với [[nhiệt độ phòng]].<ref>{{citechú journalthích tạp chí|author=Lidong Wang,D Major, P Paga, D Zhang, M G Norton, D N McIlroy|title=High yield synthesis and lithography of silica-based nanospring mats|journal=Nanotechnology|volume=17|pages=S298-S303|doi=10.1088/0957-4484/17/11/S12}}</ref>
 
Silica thường được dùng để sản xuất kính cửa sổ, lọ thủy tinh. Phần lớn [[sợi quang học]] dùng trong viễn thông cũng được làm từ silica. Nó là vật liệu thô trong gốm sứ trắng như [[đất nung]], [[gốm sa thạch]] và [[đồ sứ]], cũng như [[xi măng Portland]].
Dòng 62:
* Phương pháp phun khói (thủy phân silic halogel ở nhiệt độ cao với oxy và hyđro)
<center> 2H<sub>2</sub> + O<sub>2</sub> + SiCl<sub>4</sub> → SiO<sub>2</sub> + 4HCl</center>
* Phương pháp kết tủa (Cho thủy tinh lỏng phản ứng với 1 axit (vô cơ).
<center> Na<sub>2</sub>SiO<sub>3</sub> + H<sup>+</sup> → 2Na<sup>+</sup> + SiO<sub>2</sub> + H<sub>2</sub>O</center>
* Phương pháp sol-gel (Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác bazơ hoặc axit)<ref> Chruściel J., Ślusarski L. (2003), “Synthesis of nanosilica by the sol-gel method and its activity toward polymers”, Materials Science, 21(4), 461-469 </ref>
<center> Si(OR)<sub>4</sub> + 2H<sub>2</sub>O → SiO<sub>2</sub> + 4ROH
== Tham khảo ==
Dòng 84:
 
== Liên kết ngoài ==
* Tridymit, {{ICSC|0807|08}}
* Thạch anh, {{ICSC|0808|08}}
* Cristobalit, {{ICSC|0809|08}}
* amorphous, [http://www.cdc.gov/niosh/npg/npgd0552.html NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards]
* crystalline, as respirable dust,[http://www.cdc.gov/niosh/npg/npgd0553.html NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards]
* [http://www.crystec.com/klloxide.htm Formation of silicon oxide layers in the semiconductor industry.] LPCVD and PECVD method in comparison. Stress prevention.
* [http://www.piezomaterials.com/Quartz-SiO2.htm Quartz SiO<sub>2</sub> piezoelectric properties]