Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hòa Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi 8910781 của Itolemma (Thảo luận) Tôi biết tài liệu này. Để tôi thêm vào.
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: [[File: → [[Tập tin:, [[Image: → [[Hình: (5) using AWB
Dòng 7:
|place=[[Hòa Bình]], [[Việt Nam]]
|result=Quân đội Nhân dân Việt Nam giành [[thắng lợi chiến lược]]
|combatant1=[[ImageHình:Flag of France.svg|25px]] [[Liên hiệp Pháp]]
*{{flagicon|France}} [[France]]
*[[FileTập tin:Flag of South Vietnam.svg|25px]] [[Quốc gia Việt Nam]]
|combatant2=[[ImageHình:Flag of North Vietnam 1945-1955.svg|25px]] [[Việt Minh]]
|commander1= {{flagicon|France}} [[Jean de Lattre de Tassigny]] <br> {{flagicon|France}} [[Raoul Salan]]
|commander2= [[ImageHình:Flag of North Vietnam 1945-1955.svg|25px]] [[Võ Nguyên Giáp]]<br>[[ImageHình:Flag of North Vietnam 1945-1955.svg|25px]] [[Hoàng Văn Thái]]<br>[[ImageHình:Flag of North Vietnam 1945-1955.svg|25px]] [[Nguyễn Chí Thanh]]
|strength1=6 binh đoàn cơ động, khoảng 20.000 quân (chưa kể [[quân đội Quốc gia Việt Nam|quân Quốc gia Việt Nam]])
|strength2=3 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn pháo binh (khoảng 30.000 quân)
Dòng 32:
* Cuộc hành binh “Hoa Sen” ngày 14/11/1953 do [[Raoul Salan]] chỉ huy, lực lượng gồm 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội [[xe tăng]] cùng với [[không quân]]. Buổi chiều 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống [[Hoà Bình]], đến nửa đêm 2 binh đoàn cơ động chia làm hai hướng, một theo đường số 6 đến thị xã Hoà Bình, theo sông Đà và sông Hồng tiến chiếm [[Tu Vũ]]. Cũng nhảy như hôm tấn công vào Chợ Bến, Hoà Bình bị chiếm dễ dàng, không có sự kháng cự của QĐNDVN.
 
Đoàn xe thiết giáp và xe ủi đất do hai tiểu đoàn [[công binh]] điều khiển tiến theo đường số 6 từ [[Hà Đông]] qua [[Xuân Mai]] tới [[Hoà ]] Bình, dài khoảng 60 &nbsp;km, mở đường cho bộ binh. Ngày 15-11-1951, Salan tuyên bố Pháp kiểm soát được Hoà Bình, khoá cửa ngõ tiếp tế và giao thông của Việt minh giữa đồng bằng và [[Việt Bắc]]. Chiều ngày 15/11, Đờ Lát đích thân chủ trì cuộc họp báo tại Hà Nội loan tin chiến thắng Hoà Bình và tuyên bố: ''“Tiến công Hoà Bình đã gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hoà Bình có ý nghĩa chiến lược là chúng ta đã buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hoà Bình có ảnh hưởng quốc tế lớn”''.<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi kí; NXB: Quân đội nhân dân 2006 (Hữu Mai thể hiện)</ref>
 
===Kế hoạch của Việt Minh===
Dòng 50:
===Quân đội Nhân dân Việt Nam===
Gồm ba đại đoàn bộ binh:
*[[Đại đoàn 320]] đánh địch từ thị xã Hoà Bình đến Trung Hà và hai bên tả, hữu sông Đà,
*[[Đại đoàn 308]] sẵn sàng chiến đấu.
*[[Đại đoàn 304]] đánh địch ở phía nam Hoà Bình, tiêu diệt một số điểm cao, cắt đường vận chuyển của Pháp trên đường số 6 để phối hợp với các đại đoàn 308, 312 hoạt động trên tuyến sông Đà và vùng thị xã Hoà Bình.
 
Đại đoàn công binh-pháo binh 351 và LLVT địa phương; phối hợp với chiến dịch, các Đại đoàn 316, 320 được lệnh tiến sâu vào vùng [[quân đội Pháp]] tạm chiếm ở đồng bằng Bắc Bộ, cùng LLVT địa phương đánh [[Pháp]], hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá tề, trừ gian, mở rộng du kích. Đại đoàn 316 được phối thuộc trung đoàn 246, phối hợp với bộ đội địa phương hoạt động ở Bắc Giang, Bắc Ninh. [[Trung đoàn 98]] thâm nhập vào vùng địch hậu Bắc Ninh. [[Trung đoàn 174]] đánh từ một đến hai vị trí ở tuyến ngoài. [[Trung đoàn 176]] bố trí giữ mặt Lạng Sơn.
Dòng 87:
Ngày 13 tháng 12, tại phía bắc thị xã Hoà Bình, quân Pháp đi sục sạo đến xóm Mới, gặp tiểu đoàn 16 trung đoàn 141 chặn đánh, thiệt hại một trung đội và phải rút về thị xã. Ngày 14 tháng 12, Pháp rút binh đoàn cơ động số 4 về Trung Hà, kết thúc cuộc càn quét vùng Ba Vì.
 
Tiêu biểu cho các trận phục kích là các trận đánh ở dốc Giang Mỗ cạnh đ­ường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh [[Hoà Bình]]. Ngày 12, [[trung đoàn 66]] của [[đại đoàn 304]] phục kích trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, cách Hoà Bình 15 &nbsp;km về phía đông bắc. 11 giờ 45 phút, 30 xe tải phủ bạt kín từ [[Xuân Mai]] lên, cùng lúc 4 xe chở đầy lính từ Hoà Bình xuống đón. Chờ cho đoàn xe lọt vào trận địa, bộ đội nổ súng tiêu diệt xe đi đầu và cuối đoàn xe. Toàn bộ đoàn xe bị chặn lại ở khu vực Cầu Dụ. Dưới sự chi viện của hỏa lực, bộ đội vận động đánh thẳng vào đoàn xe. Sau 20 phút chiến đấu, 34 chiếc xe và toàn bộ quân Pháp trên xe bị tiêu diệt.
 
Ngày 13/12/1951, tiểu đoàn 352 trung đoàn 9 được một trung đội địa phương Hoà Bình phối hợp chiến đấu thực hiện trận phục kích ở làng [[Giang Mỗ]], đoạn từ Hoà Bình đi Chợ Bờ, cách thị xã Hoà Bình khoảng 10 &nbsp;km. Quân Pháp lọt vào trận địa, tiểu đoàn 352 nổ súng quyết liệt. Sau 30 phút chiến đấu, năm xe GMC và [[xe tăng]] bị phá huỷ, hơn một đại đội Âu-Phi bị diệt và bị bắt. Lúc chuẩn bị rút thì [[xe tăng]] Pháp tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình, chặn đ­ường rút và làm nhiều người thương vong. Chiến sĩ [[Cù Chính Lan]] hô anh em tập trung l­ưu đạn cho mình rồi tìm cách tiếp cận nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, lính tăng Pháp nhặt l­ựu đạn ném ra và lái xe tăng chuyển hướng. Cù Chính Lan táo bạo mở chốt [[lựu đạn]], chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ diệt hết lính tăng trong xe, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Xác chiếc xe tăng hiện vật hiện vẫn nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: '''“B2885498USA”'''.
 
Trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng thì quân Pháp lại nhận tin xấu: bệnh tình của tướng De Lattre đã vô vọng cứu chữa. Từ nhiều tháng qua, De Lattre bị [[ung thư]] chân. Công việc điều khiển Đông Dương, những hành trình qua Pháp và qua Mỹ để xin viện trợ, sự đau buồn vì con chết trận đã làm De Lattre kiệt sức dần, bệnh tình càng ngày càng trầm trọng, đến ngày 19-11-1951, De Lattre về Pháp để vào bệnh viện giải phẫu. Ngày 7-12-1951 De Lattre bất tỉnh, đến ngày 12-12-1951 thì từ trần. Chính phủ Pháp truy tặng chức [[Thống chế]] và làm lễ quốc táng. Ngày 8-1-1952, [[Raoul Salan]] được chính thức cử giữ chức quyền Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay De Lattre, tổng trưởng Letourneau được cử giữ chức vụ Cao uỷ, có cựu thống sứ Gautier phụ tá
Dòng 108:
QĐNDVN chuyển hướng tiến công chủ yếu sang đường 6 và bao vây thị xã Hoà Bình: tập kích tiêu diệt trận địa pháo và 4 vị trí [[quân đội Pháp]] ở trung tâm và ngoại vi thị xã; đánh cắt giao thông, làm tê liệt vân chuyển của [[quân đội Pháp]] trên đường 6. Trong vòng không đầy 1 giờ hai tiểu đoàn của trung đoàn 36 đã tiêu diệt gọn 4 vị trí Đồi Cháy, Đồi Dè, Khuỷu, Dậm và 1 trận địa pháo, nhưng đánh cứ điểm Pheo (xem trận Pheo, 7 tháng 1 năm 1952) và Đầm Huống không thành công.
 
Xóm Pheo, một tiền đồn cách 5 &nbsp;km về phía bắc Hoà Bình do thiếu tá Roux và tiểu đoàn 2 Lê dương trấn giữ, bị trung đoàn 102 QĐNDVN tấn công. 50 khẩu [[sơn pháo]] 75 ly và [[pháo không giật]] của QĐNDVN nhả đạn vào đồn. Đến 1 giờ sáng thì QĐNDVN xung phong, dùng [[lựu đạn]] và mìn tràn vào các điểm phòng thủ. 700 phát trọng pháo 105 ly được các đồn Pháp bắn yểm trợ vào xung quanh đồn trong thời gian 15 phút QĐNDVN xung phong, cho đến lúc QĐNDVN tràn vào trong đồn và trận giáp la cà xảy ra, đến sáng thì QĐNDVN rút lui. Cả hai bên thiệt hại nhiều.
 
Mặc dầu thất bại trong trận tấn công Xóm Pheo, QĐNDVN cũng không rời bỏ khu vực thị xã Hoà Bình. Một mặt, QĐNDVN dùng chiến thuật ''"công đồn đả viện"'' và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thuỷ, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp (riêng tại đường số 6, Pháp phải dùng tới 16 [[tiểu đoàn]] để bảo vệ), một mặt Việt minh mở một mặt trận khác về phía Phát Diệm, với các [[đại đoàn 316]], 320, làm Pháp phải chia quân ra nhiều nơi, cạn hết quân dự trữ. Bộ chỉ huy Pháp lúng túng lo ngại.
Dòng 116:
Bị bao vây, cô lập ở Hoà Bình, lại bị đánh mạnh ở trung du, đồng bằng, sáng 23-2 quân Pháp buộc phải rút khỏi Hoà Bình theo cách cuốn chiếu. 17 giờ ngày 22/2/1952, 5 tiểu đoàn Pháp ở thị xã lặng lẽ vượt sông Đà. Trung tá Ducourneau và đại tá Gilles chỉ huy cuộc triệt thoái. Hơn 1.000 dân Mường, 20.000 binh sĩ cùng các chiến cụ, đạn dược khí giới vượt qua sông, tiến về Hà Nội bằng đường số 6.
 
Đại bộ phận quân Pháp đã qua sông, chỉ còn tiểu đoàn 2 dù (2e BEP) và tiểu đoàn 3 thuộc bán lữ đoàn lê dương thứ 13 (3/13e DBLE) đang được máy bay và [[đại bác]] bảo vệ chặt chẽ, tiếp tục qua sông. Trung đoàn 36 lúc này mới phát hiện, pháo ở bến Ngọc đồng loạt bắn vào đội hình Pháp ở cả hai bên bờ sông Đà. Một chiếc ca nô bắn chìm, một số xe cơ giới bị phá huỷ, nhưng tới trưa quân Pháp vẫn qua sông. Buổi chiều, trung đoàn 209 tiến công vị trí Pheo, khi GM1 đang rút khỏi đây. Máy bay Pháp nối nhau trút bom, bảo vệ cho binh lính chạy về phía đoàn xe trên đường 6. Trận địa phòng không 12,7 &nbsp;mm của QĐNDVN bắn rơi một máy bay [[F8F Hellcat]]. Ngày 24 tháng 2, quân Pháp ở Ao Trạch tiếp tục rút về Đồng Bãi, bị trung đoàn 9 Đại đoàn 304 chặn đánh một bộ phận, thiệt hại gần hai đại đội. Ngày 25 tháng 2, quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Bãi về Xuân Mai.
 
Nhìn chung, Pháp tổ chức rút quân chặt chẽ, dùng tới 30 nghìn viên đạn pháo để yểm trợ cho cuộc rút quân. QĐNDVN cũng không tổ chức tốt việc đánh [[quân đội Pháp]] rút lui nên chỉ diệt được một số, còn phần lớn [[quân đội Pháp]] chạy thoát về [[Xuân Mai]]. Sau hai ngày ba đêm, đoàn quân Pháp về đến nơi. Đoàn quân chặn hậu bị chặn đánh, thiệt hại khoảng 300 người chết và bị thương. Bộ chỉ huy Pháp mừng rỡ với sự tổn thất nhẹ như vậy.
Dòng 124:
==Kết quả==
[[Việt Minh]] tuyên bố loại khỏi chiến đấu 21.249 quân [[Pháp]] và chư hầu, trong đó có 14.030 chết hoặc bị thương, 7219 bị bắt. Trong đó:
*Tại mặt trận Hoà Bình: diệt 6.012 lính, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá huỷ 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 ca nô, tàu, xuồng, phá huỷ 246 xe quân sự.
*Mặt trận địch hậu (Trung Du, Liên khu 3): loại khỏi vòng chiến đấu 15.237 lính, thu 6.126 súng các loại, giải phóng 4.000 km2 với hơn một triệu dân.
* Về trang bị: Tổng cộng bắn rơi 13 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá huỷ 20 khẩu pháo, 9 đầu xe lửa, 20 toa xe, 291 xe cơ giới các loại, thu 24 khẩu pháo
 
Về đất đai, đã giải phóng 5.000 km2 khu vực Hoà Bình-Sông Đà với gần 2 triệu dân, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với các liên khu 3 và 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng [[quân đội Pháp]], làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của [[Pháp]]. Theo [[Bernard Fall]] nhận xét: ''"Chiến dịch Hoà Bình đối với người Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị không kém gì chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”''<ref name=vng />