Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Xuân (trung tướng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Romelone (thảo luận | đóng góp)
Dòng 20:
Ông xuất thân trong một gia đình đại điền chủ ở [[Nam Kỳ]]. Vốn gia đình có quốc tịch Pháp, ông sang Pháp học từ nhỏ. Học giỏi, ông đậu vào [[Trường Bách Khoa Paris]] năm 1912 và gia nhập quân đội Pháp. Ông phục vụ trong binh chủng pháo binh, tham gia Thế chiến I và sau đó được từ từ thăng chức. Mặc dầu vậy, trước năm 1945, ông là vị sĩ quan người gốc Việt mang quân hàm cao nhất trong quân đội Pháp: [[Đại tá|Quan năm]] (''Colonel'').
 
Sau năm 1946, khi chiêu bài [[Cộng hòa tự trị Nam Kỳ]] thấtkhông bạiổn định được tình hình miền Nam do bị công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, người Pháp đã nghĩ đến giải pháp Bảo Đại để chốngtìm lạimột lối thoát chính trị cho việc Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến với phong trào kháng chiến giành độc lập của [[Việt Minh]] và các đảng phái khác. Người trung gian của Pháp là Đại tá Nguyễn Văn Xuân. Vào giữa năm 1947, Nguyễn Văn Xuân được nhà nước Pháp phong quân hàm [[Chuẩn tướng|Thiếu tướng]] và ngày [[8 tháng 10]] năm [[1947]], ông được Hội đồng tư vấn Nam kỳ bầu vào chức vụ Thủ tướng và thành lập chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, với tên mới là chính phủ Nam phần Việt Nam.
 
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp lập ra các cơ quan hành chính tạm thời là Hội đồng An dân Bắc phần và Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung phần do [[Trương Đình Tri]] và [[Trần Văn Lý]] đứng đầu.