Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu kỳ kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các [[nền kinh tế công nghiệp phát triển]], người ta phát hiện ra hiện tượng pha [[suy thoái kinh tế|suy thoái]] càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa [[chính sách tài khóa]] và [[chính sách tiền tệ]], nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc [[Suy thoái kinh tế|suy thoái]] biến thành [[khủng hoảng kinh tế|khủng hoảng]]. ''Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá [[chủ nghĩa tư bản]] trong những thời kỳ đầu của [[chủ nghĩa tư bản]] đã được chế ngự.''<ref>Samuelson Paul A., Tr. 364.</ref>
 
==Dự báo chu kỳ kinh tế==
Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng ([[thép]],...), khối lượng hàng hóa vận chuyển... rồi công thức hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự phát triển của [[công nghệ thông tin]], người ta đã xây dựng những mô hình [[kinh tế lượng]] phức tạp với hàng chục nghìn biến số cùng những hệ phương trình phức tạp để dự báo. Đi tiên phong trong sự phát triển công cụ dự báo là những nhà kinh tế học [[Jan Tinbergen]] ([[giải Nobel]] năm [[1969]]), [[Lawrence Klein]] ([[giải Nobel]] năm [[1980]]). Nhờ đó, dự báo biến động [[kinh tế vĩ mô]] đã có độ tin cậy lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách lớn.
 
==Các thuật ngữ diễn tả chu kỳ kinh tế==