Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàng hóa công cộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
 
==Cung cấp hàng hóa công cộng==
===Mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả==
Theo các điều kiện của [[hiệu quả Pareto]], hàng hóa công cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Hơn nữa, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình [[lựa chọn công cộng]] nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, [[nhà kinh tế học]] người [[Thụy Điển]] [[Erik Lindahl]] đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là [[cân bằng Lindahl]]. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân.
 
Thế nhưng mô hình [[cân bằng Lindahl]] trong thực tế lại vấp phải vấn đề [[kẻ đi xe không trả tiền]]. Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng. Nếu một cá nhân biết được số tiền mà cá nhân khác sẵn sàng đóng góp để có hàng hóa công cộng thì người đó có thể bộc lộ nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng cũng như số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế. Trong trường hợp cực đoan, nếu một người biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ không trả tiền - hiện tượng [[kẻ đi xe không trả tiền]]. Nếu có rất ít kẻ đi xe không trả tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể được cung cấp một cách hiệu quả. Trong những cộng đồng nhỏ, khi mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên việc che giấu nhu cầu về hàng hóa công cộng khó thực hiện thì dư luận, áp lực cộng đồng có thể buộc mọi người đóng góp đầy đủ để có hàng hóa công cộng. Ví dụ: một xóm có thể yêu cầu các hộ gia đình đóng góp để bê tông hóa con đường chung một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới có thể loại trừ những [[kẻ đi xe không trả tiền]]. Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng. Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua [[thuế]].
 
Cùng với sự phát triển của [[công nghệ]], tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế. Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ [[truyền hình]], ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường [[truyền hình cáp|cáp]] thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình. Điều này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng.
===Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng==
Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá.
 
Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi.
Cùng với sự phát triển của [[công nghệ]], tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế. Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ [[truyền hình]], ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường [[truyền hình cáp|cáp]] thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình. Điều này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng.
 
==Tham khảo==