Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỹ thuật điện ảnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thay thể loại đã đổi hướng Kỹ thuật điện ảnh bằng Kỹ thuật phim ảnh
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
Dòng 20:
Việc thay đổi tiêu cự (''focal length'') giúp các nhà quay phim tạo nên các góc quay rộng, góc quay trung bình, quay cận cảnh và phóng lớn (''macro''). Các góc quay rộng (''wide-angle'') có được với các tiêu cự ngắn trong khi các thấu kính tiêu cự dài cho ta những góc quay hẹp hơn nhưng đặc tả được các vật thể ở xa máy quay. Tiêu cự có thể thay đổi với một [[ống kính zoom]] (''zoom length'') gắn kèm vào máy quay, thiết bị này cho phép thay đổi nhanh chóng tiêu cự, thích hợp với các đại cảnh hoặc các bối cảnh có diện tích lớn. Ngược lại trong các cảnh đặc tả, người ta thường sử dụng loại ống kính một tiêu cự (''prime lens'') tuy không thay đổi được tiêu cự nhưng lại cho chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ống kính zoom và có độ mở (''aperture'') lớn, cho phép quay trong điều kiện thiếu sáng, đây là loại thấu kính ưa thích nhất của các nhà điện ảnh chuyên nghiệp.
 
Tiêu cự không chỉ giúp thay đổi độ rộng mà còn giúp thay đổi [[độ sâu trường ảnh]] (''depth-of-field'' - ''DOF'') của một cảnh quay, tức là mức độ rõ nét của nền (''background'') so với các vật thể đặt đúng tiêu điểm (''focus'') và các vật thể cận cảnh (''foreground'') của máy. Độ sâu trường ảnh phụ thuộc vào độ mở ống kính (''aperture size'') và tiêu cự, trường ảnh càng lớn (sâu) khi độ mở hẹp và tiêu cự đặt xa, trong khi trường ảnh hẹp (nông) hơn với độ mở rộng và tiêu cự ngắn. Độ sâu trường ảnh cũng phụ thuộc vào cỡ phim, phim 65  mm có độ sâu ít nhất còn phim 16  mm có độ sâu lớn nhất. Trong bộ phim kinh điển ''[[Công dân Kane]]'' (''Citizen Kane'', [[1941]]) của [[Orson Welles]], nhà quay phim [[Gregg Toland]] đã sử dụng tiêu cự rất nhỏ để tạo nên những cảnh quay có độ sâu rất rộng góp phần miêu tả chi tiết tất cả vật thể ở nền và cận cảnh, phương pháp này được gọi là tiêu điểm sâu (''deep focus'') rất hay được sử dụng trong [[thập niên 1940]]. Ngày nay xu hướng dùng độ sâu trường ảnh hẹp, hay tiêu điểm nông (''shallow focus'') được ưa chuộng hơn.
 
=== Tỉ lệ khuôn hình ===
Dòng 38:
 
== Tham khảo ==
{{reflistTham khảo}}
 
== Xem thêm ==
Dòng 51:
 
{{Điện ảnh thế giới}}
 
[[Thể loại:Điện ảnh]]
[[Thể loại:Kỹ thuật phim ảnh|Kỹ thuật điện ảnh]]