Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎1918: clean up, replaced: {{fact}} → {{fact|date=7-01-2013}}
Dòng 63:
 
=== 1918 ===
Tuy đã có thoả thuận đình chiến nhưng do không thoả thuận được yêu sách về [[lãnh thổ]] của [[đế quốc Đức]] nên chiến sự tại mặt trận phía đông lại tiếp tục. Ngày [[18 tháng 2]] [[1918]], liên quân Đức, [[Áo-Hung]] chuyển sang tấn công trở lại, đặc biệt nhằm vào [[Petrograd]] nhằm tiêu diệt nước Nga. Trước tình hình đó, ban chấp hành trung ương [[đảng Bolshevick]] đã quyết định trao cho [[Lenin]] toàn quyền giải quyết vần đề [[chiến tranh]] và [[hòa bình]] của đất nước. Ngày [[19 tháng 2]], Lenin gửi điện cho [[chính phủ]] Đức thông báo Nga sẵn sàng kí [[hòa ước]] với những yêu sách do Đức đề ra. Nhưng quân Đức không trả lời và tiếp tục tấn công. Để bảo vệ nước Nga, lệnh tổng động viên đã được ban hành và nhiều [[thanh niên]] đã lên đường nhập ngũ. Ngày [[23 tháng 2]] 1918, sau những trận đánh ác liệt, quân Nga đã chặn được quân Đức trước Petrograd. Cuối cùng, quân Đức mới đồng ý khôi phục cuộc đàm phán hòa bình với Nga. {{fact|date=7-01-2013}}
 
Ngày [[3 tháng 3]], [[hòa ước Brest-Litovsk]] được kí kết giữa nước [[Nga Xô Viết]] và Đế chế Đức. Theo bản hòa ước này, nước Nga mất đi 1 phần [[lãnh thổ]] rộng lớn và bồi thường 6 tỉ [[Mark]] vàng chiến phí. Cụ thể các đất đai mà nước Nga phải từ bỏ bao gồm có quốc gia vùng [[biển Ban Tích]], miền Tây [[Belorussia]] và [[Ukraina]], [[Ba Lan]], [[Bessabaria]] và vùng [[Kars]].<ref name="Stanleyst763"/> Bản hòa ước này được kí kết đã khiến cho mặt trận phía đông của [[thế chiến thứ nhất]] chính thức chấm dứt. Nhờ có chiến thắng vang dội này, Đế chế Đức không những có thêm đầy ắp lãnh thổ mà còn có điều kiện để chuyển tầm hướng sang Mặt trận phía Tây để mà tổ chức cuộc [[Tổng tấn công Mùa xuân 1918]].<ref name="ronpowly20">Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 20</ref> Đến [[tháng 11]] 1918 khi đế quốc Đức sụp đổ thì nước Nga Xô Viết đã tuyên bố bản hòa ước Brest-Litovsk không còn giá trị và không thực hiện. Đến cuộc [[Nội chiến Nga]] thì Nga Xô viết mới lấy lại được phần lớn đất đai của Đế quốc Nga cũ.<ref name="Stanleyst763">Stanley Sandler, ''Ground warfare: an international encyclopedia'', Tập 1, trang 763</ref>