Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại chúng bộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Ðại chúng bộ''' (zh. 大眾部, sa. ''mahāsāṅghika'', bo. ''phal chen pa`i sde pa'' ཕལ་ཆེན་པའི་སྡེ་པ་) là thuật ngữ chỉ chỉ phái “đại chúng”, phần lớn, đa số của Tăng-già, là một trong hai trường phái [[Tiểu thừa]], được tách ra trong hội nghị [[kết tập]] lần thứ ba tại Hoa Thị thành (sa. ''pāṭaliputra''). Trong hội nghị này, Ðại chúng bộ có năm quan điểm riêng về tính chất của một [[A-la-hán]]. Theo thời gian, Ðại chúng bộ lại tách ra thành Nhất thuyết bộ (sa. ''ekavyāhārika'') và Khôi sơn trụ bộ (sa. ''gokulika''). Từ Nhất thuyết bộ lại xuất phát [[Thuyết xuất thế bộ]] (sa. ''lokottaravādin'') và từ bộ phái kia lại sinh ra [[Ða văn bộ]] (sa. ''bahuśrutīya''), [[Thuyết giả bộ]] (sa. ''prajñaptivādin'') và [[Chế-đa sơn bộ]] (sa. ''caitika'').
 
Quan điểm của Ðại chúng bộ được xem là tiền thân của giáo pháp [[Ðại thừa]] sau này. Người ta đã tìm thấy nơi Ðại chúng bộ quan điểm cho rằng, tất cả đều chỉ là giả danh, cái tuyệt đối cũng như tương đối, Niết-bàn hay Luân hồi, thế gian hay xuất thế gian. Tất cả những danh tự đó không hề có một thật chất trường tồn. Thời đó, quan điểm này đã ngược hẳn giáo lí của [[Trưởng lão bộ]], [[Thượng toạ bộ]] (sa. ''sthaviravādin'', pi. ''theravādin'').
 
Các vị thuộc Ðại chúng bộ xem đức Phật là con người siêu thế, với thân tâm hoàn toàn thanh tịnh. Ðó là khái niệm đầu tiên dẫn đến quan điểm “Phật siêu việt” sau này của Ðại thừa Phật giáo. Ðại chúng bộ xem đức Phật là sống vô tận, đã đạt Nhất thiết trí, toàn năng, thể nhập đại định vĩnh cửu. ''[[Đại sự]]'' (sa. ''mahāvastu'') một tác phẩm của [[Thuyết xuất thế bộ]] (sa. ''lokottaravādin'')—được xếp vào Đại chúng bộ—nói như sau về tính chất xuất thế, siêu việt của chư Phật (Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):
 
<div class="toccolours">
Dòng 28:
 
==Tham khảo==
 
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
*''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Hàng 33 ⟶ 34:
*Harrison, P.M.: “Sanskrit Fragments of a Lokottaravādin Tradition” in Hercus ''et al.'' (1982): ''Indological and Buddhist Studies''. Canberra: Australian National University, Faculty of Asian Studies.
 
{{Viết tắt Phật học}}
 
[[Thể loại:Phật giáo]]
[[Thể loại:Phật học]]
[[Thể loại:Tông phái Phật giáo]]