Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục khoa cử Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 4:
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở [[Việt Nam]] xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 592</ref>. Từ đầu công nguyên thời [[Bắc thuộc]], các triều đại [[Trung Quốc]] đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại [[Việt Nam]], với quan niệm là công cụ đồng hóa<ref name="ReferenceA">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 261</ref>. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.
 
Sang thời Lý, năm 1070, [[Lý Thánh Tông]] cho xây dựng nhà [[Văn miếu|Văn Miếu]] ở kinh thành [[Thăng Long]], đắp tượng [[Khổng Tử]], [[Chu Công Đán|Chu Công]], tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm [[1076]] vua [[Lý Nhân Tông]] lập ra [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó<ref name="ky594">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 594</ref>.
 
Các bộ quốc sử như [[Đại Việt sử ký toàn thư]], [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] không đề cập cụ thể về hệ thống trường học tại các địa phương thời Lý. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào ghi chép của sách ''Tây Hồ chí'' khẳng định rằng trường học tư đã được mở tại kinh thành Thăng Long trước khi Quốc Tử Giám hình thành<ref name="ky594"/>.
 
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học<ref name="ky594"/>. Ông sống ở thôn Bái Ân, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Lý Công Ân là một học trò của sư Vạn Hạnh, cũng là một tín đồ Phật giáo như nhiều người đương thời nhưng ông vẫn mở trường dạy học truyền thụ kiến thức Nho giáo<ref name="ky596">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 596</ref>.
Dòng 25:
Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó<ref name="ky597">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 597</ref>. Trong kỳ thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề ''Y quốc thiên'' (thiên trị nước) và ''thiên tử truyện'' (truyện đế vương).
 
Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3 đạo này mới có thể đỗ đạt<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 14</ref>. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm [[1195]] dưới triều vua [[Lý Cao Tông]]. Thi cử bằng cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào thời Lý<ref name="ky598">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 598</ref>. Sử gia [[Ngô Sĩ Liên]] thời [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]] theo quan điểm độc tôn Nho giáo không đồng tình với việc này<ref>Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 7-8</ref>:
{{cquote|
''Thi tam giáo là thi xét những người thông hiểu cả đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật thi cho đỗ. Bậc chân Nho thời xưa cũng có những người học rộng sách bách gia, tham bác Phật gia, Lão gia, nhưng sau biết Lão, Phật là mơ hồ, không có chỗ nắm được, nên lại quy về nghiên cứu Lục kinh. Lục kinh truyền đạo của [[Khổng Tử]], có luân lý vua tôi, cha con, có dạy về quy tắc của sự vật và đạo thường của loài người, mà bản lĩnh và ý chí cốt tinh tế và chuyên nhất. Người nào đã học Nho gia mà lại học thêm Đạo gia, Phật gia thì thấy sách đạo nói: “Thiên biến vạn hóa, có đức hay không có đức, thoe việc mà cảm ứng, dấu vết không thường”; sách Phật nói: “không sinh, không diệt, không ở đâu lại, cũng không đi đâu, cũng không cân lực, cũng không tướng mạo”, đều là học lộn xộn không có thuần túy, lòng hỗn tạp không chuyên nhất, dẫu cho học được sách xưa của Hiên Viên, Đế Cốc, hiểu được phép màu của Át-nan-ma-ha thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà? Lấy những người đỗ để làm gì?''}}
Dòng 43:
==Xem thêm==
* [[Nhà Lý]]
* [[Tôn giáo Việt Nam thời Lý|Tôn giáo Đại Việt thời Lý]]
* [[Giáo dục và khoa cử thời Trần|Giáo dục khoa cử thời Trần]]
 
==Tham khảo==