Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khartoum”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Sửa tl:Khartoumtl:Hartum
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 33:
 
[[Tập tin:Su-map.png|nhỏ|280px|Bản đồ [[Sudan]] và vị trí Khartoum.]]
'''Khartoum''' ('''الخرطوم''' '''al-Kharṭūm''' nghĩa đen là "vòi con [[voi]]") là thủ đô [[Sudan]] cùng là lỵ sở tiểu bang Khartoum. Với vị trí nơi sông [[Sông Nin Trắng|Nin Trắng]] từ [[Uganda]] phía nam và [[Nin Lam]] từ [[Ethiopia|Ityoppya]] phía đông dồn về, Khartoum nằm trên dẻo đất hẹp kẹp giữa hai con sông nên mới có tên là "Vòi con voi".
 
Nội thành Khartoum có hơn một triệu dân nhưng nếu tính thêm vùng phụ cận gồm al-Khartum Bahri và Umm Durman thì Khartoum có hơn tám triệu dân.
Dòng 44:
Tháng Chín năm 1898 tướng Horatio Kitchener dẫn đoàn quân [[Anh]] phản công, đánh một trận quyết liệt ở Umm Durman ([[Omdurman]]) và chiếm lại Khartoum. Từ đấy Khartoum biến thành thủ phủ xứ [[Sudan thuộc Anh-Ai Cập]]. Khi Sudan được trao trả độc lập năm 1956 thì Khartoum chuyển tiếp thành thủ đô.
 
Khartoum từng chứng kiến nhiều biến động như năm 1973 nhóm [[khủng bố]] "Tháng Chín Đen" (''munattamat aylul al-aswad'') bắt 10 nhân viên ngoại giao sứ quán [[Ả Rập Saudi]] làm [[con tin]]. Đại sứ và phó đại sứ [[Hoa Kỳ|Mỹ]] cùng đại diện [[Bỉ]] đều bị sát hại.
 
Sang thập niên 1980, hàng trăm nghìn dân [[tị nạn|tỵ nạn]] từ các nước [[Uganda]], [[Ethiopia|Ityoppya]], [[Eritrea|Ertra]] và [[Tchad]] đổ về Khartoum lánh nạn chiến tranh ở các nước lân bang đó. Thêm vào đó khi cuộc Nội chiến Sudan lan rộng và chiến tranh [[Darfur]] bùng nổ, số dân tản cư về Khartoum càng đông, sống chen chúc ở ngoại vi thành phố.
 
Khartoum bước sang thời kỳ căng thẳng quốc tế năm 1998 khi hai tòa đại sứ Mỹ tại [[Tanzania]] và [[Kenya]] bị nổ [[bom]]. Hoa Kỳ kết tội tổ chức [[al-Qaeda|al Qaeda]] do [[Osama bin Laden]] điều khiển từ Khartoum nên bắn [[tên lửa hành trình|hỏa tiễn cruise]] phản công, phá sập xưởng dược chế al-Shifa ở al-Khartum Bahri.
 
== Kinh tế ==
Khartoum phát triển mạnh sau hòa bình được tái lập với hòa ước giữa chính phủ Khartoum và lực lượng quân đội của Phong trào Giải phóng Dân tộc Sudan ([[SPLA]]). Tuy vậy [[công trình hạ tầng xã hội|hạ tầng cơ sở]] thành phố còn rất kém và mức sống người dân vẫn thấp.
 
Công nghiệp thành phố có kỹ nghệ ấn loát, sản xuất [[thủy tinh]], chế biến thực phẩm, và ngành [[dệt]]. Ngành [[dầu hỏa|dầu lửa]] gồm xưởng [[lọc dầu]] cùng xưởng chế biến các phụ sản dầu lửa đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Khartoum.
 
== Văn hóa ==