Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 101:
 
Sơn Tây có trên 1.000 sông lớn nhỏ, thuộc hai hệ thống sông lớn là [[Hoàng Hà]] và [[Hải Hà (sông)|Hải Hà]]. Trong đó, con sông lớn thứ hai tại Trung Quốc- Hoàng Hà chảy từ bắc xuống nam dọc theo một hẻm núi ở ranh giới phía tây giữa Sơn Tây và Thiểm Tây, ở [[Phong Lăng Độ]] (風陵渡), Hoàng Hà chuyển hướng tây-đông và tạo thành một đoạn ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Nam, tổng chiều dài Hoàng Hà tại Sơn Tây là 968 km. Ngoài Hoàng Hà ra, Sơn Tây có 5 sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km², có 48 sông có diện tích lưu vực từ 1.000 km² đến 10.000 km², có 397 sông có diện tích lưu vực từ 100 km² đến 1.000 km².<ref name=stg/> [[Sông Phần|Phần Hà]] là sông lớn nhất trong nội bộ Sơn Tây, chảy từ đông bắc xuống tây nam, chiều dài dòng chính là 694 km. Các [[chi lưu]] lớn của Hoàng Hà ở Sơn Tây bao gồm: Phần Hà, [[Thấm Hà]], [[Đan Hà]], [[sông Tốc Thủy|Tốc Thủy Hà]], [[sông Tam Xuyên|Tam Xuyên Hà]]. Các chi lưu lớn của hệ thống Hải Hà trên địa bàn Sơn Tây là: [[sông Tang Can|Tang Can Hà]], [[Sông Hô Đà|Hô Đà Hà]], [[Chương Hà (Sơn Tây)|Trạc Chương Hà]], [[Chương Hà (Sơn Tây)|Thanh Chương Hà]]. Diện tích lưu vực Hoàng Hà tại Sơn Tây là 97.138 km², chiếm 62% diện tích toàn tỉnh; diện tích lưu vực Hải Hà tại Sơn Tây là 59.133 km², chiếm 38% diện tích toàn tỉnh.
 
Ở các dãy núi, thường thấy một vài loại đất nâu nhạt hoặc đất rừng nâu, các [[thảo nguyên]] xuất hiện trên cao độ lớn hơn. Đất [[phù sa]] xuất hiện ở các khu vực trung bộ và nam bộ của Sơn Tây và chủ yếu tạo thành từ đất nâu đá vôi do Phần Hà bồi đắp. Tỉnh Sơn Tây cũng có trầm tích hoàng thổ và đá vôi. Nguồn tài nguyên hữu cơ tự nhiên của Sơn Tây không phải là nhiều, và có độ mặn quá mức.<ref name=eb1>{{chú thích web|author=Baruch Boxer|title=Shanxi|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/Shanxi|publisher=Encyclopædia Britannica,|accessdate=2013-01-28}}</ref>
 
Sơn Tây nằm ở vùng có vĩ độ trung bình ở nội lục, thuộc vùng [[khí hậu ôn đới]] lục địa gió mùa, bán khô hạn. Do ảnh hưởng từ các nhân tố [[bức xạ Mặt Trời]], hoàn lưu [[gió mùa]] và vị trí địa lý, khí hậu Sơn Tây có đủ bốn mùa phân biệt, mưa nhiệt cùng lúc, ánh nắng đầy đủ, có sự khác biệt khí hậu đáng kể giữa nam và bắc, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa [[mùa đông]] và [[mùa hè]], ngoài ra giữa [[ngày]] và [[đêm]] cũng có sự chênh lệch [[nhiệt độ]] lớn. Nhiệt độ bình quân năm của các địa phương tại Sơn Tây biến đổi từ 4,2-14,2°C,<ref name=stg/> về tổng thể thì tăng dần từ bắc xuống nam, thấp dần từ bồn địa lên vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên vào tháng giêng là −7°C và tăng lên 24 °C trong tháng 7; các số liệu tương ứng tại Đại Đồng là −16°C và 22°C.<ref name=eb1/> Lượng [[giáng thủy]] trung bình năm của các địa phương tại Sơn Tây dao động từ 358-621 [[mm]], thấp dần từ tây bắc đến đông nam, phân bố không đều theo mùa, tương đối tập trung vào mùa hè (từ tháng 6-8), chiếm 60% tổng lượng giáng thủy cả năm. Trong mùa đông, Sơn Tây thường xảy ra [[hạn hán]] do các cơn gió Tây Bắc khô thổi đến từ [[cao nguyên Mông Cổ]]. Trong mùa hè, gió mùa Đông Nam mang theo lượng [[ẩm]] thì lại bị Thái Hành Sơn chặn. [[Mưa đá]] là một mối nguy hiểm tự nhiên thường xuất hiện tại Sơn Tây, cùng với đó là nạn [[lũ lụt]] mà chủ yếu đe dọa khu vực dọc theo Phần Hà.
 
{{đang viết}}