Độ dẫn nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu.

Một khối vật liệu, có chiều dài l và thiết diện A

Trong phương trình của định luật Fourier (phương trình mô tả hiện tượng dẫn nhiệt trong vật liệu), độ dẫn nhiệt xuất hiện dưới dạng một hệ số đặc trưng cho vật liệu.

Độ dẫn nhiệt được xác định bằng nhiệt lượng truyền qua một đơn vị diện tích vật liệu trong một đơn vị thời gian, dưới gradient của nhiệt độ. Thứ nguyên của độ dẫn nhiệt là [năng lượng].[diện tích]^-1.[thời gian]^-1.[nhiệt độ]^-1.[chiều dài]

Ví dụ sửa

Một vài ví dụ về giá trị tính của độ dẫn nhiệt cho Vật liệu xây dựng, các vật rắn khác, chất lỏng (ở nhiệt độ phòng) và khí (ở 0 °C). Độ dẫn nhiệt lớn đồng nghĩa với việc truyền nhiệt tốt hơn (nhanh hơn).

Vật liệu xây dựng
Vật liệu Độ dẫn nhiệt λ
[W / (m · K)]
Đồng 380
Hợp kim Nhôm 209
Đồng thau 120
Kẽm 110
Thép không pha 50
Thép hợp kim cao cấp VA 21
Chì 35
Than chì 2,8
Bê tông 2,1
Thủy tinh 1,0
Xi măng vôi-vữa 1,0
Xây gạch (Gạch đặc) 0,5 - 1,4
Gỗ 0,13 - 0,18
Xây gạch Poroton 0,09 - 0,45
Xây gạch Bê tông xốp 0,08 - 0,25
Schaumglas 0,040
Glaswolle 0,04 - 0,05
Polystyroldämmstoffe 0,035 - 0,050
Polyurethandämmstoffe ~0,035
Không khí 0,024
 
Các vật liệu khác
Vật liệu Độ dẫn nhiệt λ
[W / (m · K)]
Ống nano cácbon 6000
Kim cương 2300
Bạc 429
Vàng 310
Magiê 170
Than (Graphit) 119 - 165
Wolfram 167
Kali ~135
Niken 85
Sắt 80,2
Bạch kim 71
Zinn 67
Tantal 54
bismuth 7,97
Thủy ngân 8,3
Nước đá (-20..0 °C) 2,33
Nước 0,6
Hydrô 0,18
heli 0,144
Oxy 0,023
Nitơ 0,02
Agông 0,016
CO2 0,015
Titan 22

Chân không sửa

Trong chân không không diễn ra sự dẫn nhiệt, sự vận nhiệt chỉ xảy ra do quá trình bức xạ nhiệt. Điều này được dùng trong chai nhiệt, để hạn chế tối đa việc vận nhiệt. Để việc vận lượng (vận chuyển năng lượng) do bức xạ nhiệt giảm tối thiểu thì bề mặt các lớp sắt và kính phải hướng về chân không phản chiếu rất tốt.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa