9M337 Sosna-R (Chi Thông) (SA-X-25)[1][2] là loại tên lửa đất đối không siêu âm (Mach 2.6) hai tầng. Nó được sử dụng trong hệ thống phòng không tầm ngắn Sosna-R được thiết kế để bảo vệ các đơn vị bộ binh trong quá trình hành quân.

9M337 Sosna-R
Hệ thống tên lửa đất đối không Sosna.
LoạiTên lửa phòng không
Nơi chế tạoLiên Bang Nga
Lược sử hoạt động
Phục vụMay 2019
Sử dụng bởiLiên Bang Nga
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế2017
Nhà sản xuấtHigh Precision Systems
Giai đoạn sản xuất2022
Các biến thểSee variants
Thông số
Đầu nổ1× Fragmented-rod warhead
1× AP-Frag warhead
Cơ cấu nổ
mechanism
Combined impact/proximity laser fuze

Tầm hoạt động10 km
Độ cao bay10 km
Tốc độMach 2.6
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường bằng Laser
Dẫn đường bằng sóng vô tuyến
Nền phóngSosna vehicle
Palma CIWS
Palash CIWS

Năm 2017, các cuộc thử nghiệm của hệ thống tên lửa phòng không Bagulnik (phiên bản nội địa của Nga có tên Strela-10ML) đã hoàn tất.[3][4][5] Tháng 5 năm 2019, Bộ quốc phòng Nga đã quyết định đưa hệ thống này vào trang bị.[cần dẫn nguồn]

Mô tả sửa

Tên lửa được thiết kế và chế tạo bởi KB Tochmash nhằm thay thế 9K35 Strela-10, và có giá thành rẻ hơn hệ thống tên lửa TorPantsir-S1. Tên lửa được thiết kế với đầu dò thụ động với các kiểu đầu dò khác nhau (ảnh nhiệt, truyền hình) và định tầm laser để xác định và tiêu diệt mục tiêu, Sosna-R được thiết kế để tương thích với nhiều cấu hình trạm điều khiển cũ/mới khác nhau, trong đó phổ biến nhất là FPU "Assembly-M1-2" (9S80M1-2) và có khả năng chống nhiễu cao. Cấu hình của hệ thống là xe mang phóng tên lửa bánh xích dựa trên khung gầm xe MT-LB, được trang bị 12 tên lửa tầm bắn 10 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 10 km. 12 tên lửa này có thể được nạp lại trong vòng 12 phút.[6][7] Phiên bản sản xuất được dựa trên xe thiết giáp chở quân BMP-3.[8][9] Tên lửa Sosna có thể bắn trong lúc đang di chuyển.[10] Hệ thống được vận hành bởi 2 người: lái xe và pháo thủ.

Hệ thống Sosna R được trang bị 12 tên lửa 9M340 được vận chuyển và phóng từ container phóng.[11] Tên lửa có khối lượng 38 kg, nhiên liệu rắn, 2 tầng đẩy, có khả năng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu bay cỡ nhỏ. Tên lửa có khả năng thay đổi đường bay ở pha giữa.[12][13] Nó cũng được trang bị ngòi chạm nổ/ngòi nổ cận đích định tầm bằng laser. Tên lửa được thiết kế với 2 đầu đạn có tổng khối lượng 7 kg. Đầu đạn văng mảnh được thiết kế cho ngòi nổ cận đích kích nổ khi tới gần mục tiêu, trong khi đầu đạn xuyên giáp/văng mảnh (AP-Frag) sẽ được kích nổ khi chạm mục tiêu.[14] Tên lửa có chế độ làm việc thụ động nên không cần phải có radar dẫn bắn.

Hệ thống phòng thủ Palma là biến thể trên tàu chiến của Sosna-R với việc ngoài 8 tên lửa Sosna-R dẫn đường bằng laser nó còn có thêm hai pháo bắn nhanh AO-18KDE.[15]

Cự ly tác chiến sửa

Từ 8–10 (≤ 20) km.

Các phiên bản sửa

  • Sosna A trang bị trên MBT, IFV, APC, AFV
  • Sosna RA trang bị trên AFV, MBT, IFV, APC
  • Palash CIWS
  • Palma CIWS.[16][17]

Operators sửa

Current operators sửa

  Nga
  Việt Nam

Potential operator sửa

  Egypt

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Sosna short-range air defense missile system”.
  2. ^ “9K338 9M342 Igla-S / SA-24 Grinch”.
  3. ^ “Новейший ЗРК "Багульник" успешно прошел испытания”. vesti.ru. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ ШАГвперед (8 tháng 4 năm 2018). “Новейший российский ЗРК "Багульник". Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019 – qua YouTube.
  5. ^ “Tłumacz Google”.
  6. ^ Administrator. “Sosna short-range air defense missile system technical data sheet specifications pictures video 11312155 - Russia Russian missile system vehicle UK - Russia Russian army military equipment vehicles UK”. www.armyrecognition.com.
  7. ^ Pike, John. “9K338 9M342 Igla-S / SA-24 Grinch”.
  8. ^ “Army 2019: Nudelman displays Sosna missile air defense system and BMP-3 with add-on armor | Army-2019 News Russia Online Show Daily Media Partner | Defence security military exhibition 2019 daily news category”.
  9. ^ “Janes | Latest defence and security news”.
  10. ^ “Russian hi-tech firm showcases latest Sosna short-range air defense missile system”. TASS. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  11. ^ “Army 2018: Russia unveils Sosna SHORAD system production version - Jane's 360”. www.janes.com. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2018.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  13. ^ “Sosna-R”. www.deagel.com. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  14. ^ “Russian Sosna air defense missile system unveiled at Army-2018 | Army-2018 News Russia Online Show Daily | defense security exhibition 2018 pictures gallery”. Armyrecognition.com. 21 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  15. ^ “Hi-tech firm delivers ten seaborne air defense systems to Russian Navy and foreign fleets”.
  16. ^ “Janes | Latest defence and security news”.
  17. ^ “ЦАМТО / / Глава «Рособоронэскпорта» Александр Михеев: комплекс ПВО «Пальма» впервые интегрируют на иностранный корабль”.
  18. ^ “Egypt Navy, Almaz-Antey, and Palma air defense systems”. Tactical Report. 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.


Bản mẫu:Missile-stub