Acanthit, Ag2S, kết tinh theo hệ một nghiêng và là dạng ổn định của bạc sulfide ở dưới 173 °C. Argentit là dạng ổn định ở nhiệt độ trên nó. Khi argentit lạnh dưới nhiệt độ đó dạng lập phương của nó bị khuấy động để tạo thành hệ một nghiêng của acanthit. Dưới 173 °C acanthit hình thành trực tiếp.[1][4] Acanthit là dạng bền trong điều kiện nhiệt độ không khí thường.

Acanthit
Acanthit trên canxit: Freiberg District, Erzgebirge, Saxony, Đức - thước tỉ lệ tính bằng in
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật sulfide
Công thức hóa họcAg2S
Phân loại Strunz02.BA.30a
Hệ tinh thểlăng trụ một nghiêng
Nhóm không gianMột nghiêng 2/m
Ô đơn vịa = 4.229 Å, b = 6.931 Å, c = 7.862 Å; β = 99.61°; Z = 4
Nhận dạng
Màuđen sắt
Dạng thường tinh thểhiếm gặp tinh thể nguyên thủy, lăng trụ đến lăng trụ dài theo [001], có thể dạng que;khô1i. Commonly paramorphic sau pha nhiệt độ cao ở dạng lập phương ("argentite"), của lập phương nguyên thủy hoặc tập hợp tám mặt
Song tinhPolysynthetic trên {111}, có thể rất phức tạp do sự đảo; tiếp xúc trên mặt {101}
Cát khaikhông rõ
Vết vỡvỏ sò
Độ bềncó thể cắt
Độ cứng Mohs2.0 - 2.5
Ánhkim loại
Màu vết vạchđen
Tính trong mờmờ
Tỷ trọng riêng7,20 - 7,22
Tham chiếu[1][2][3][4]

Hình thành sửa

Acanthit là một khoáng vật bạc phổ biến trong mạch nhiệt dịch có nhiệt độ trung bình thấp và trong các đới làm giàu quặng. Nó xuất hiện cùng với bạc tự sinh, pyrargyrit, proustit, polybasit, stephanit, aguilarit, galena, chalcopyrit, sphalerit, canxitthạch anh.[1]

Acanthit được mô tả đầu tiên năm 1855 trên mẫu ở Jáchymov (St Joachimsthal), Krušné Hory Mts (Erzgebirge), vùng Karlovy Vary, Bohemia, cộng hòa Séc. Tên gọi xuất phát từ tiếng Hy Lạp "akantha" nghĩa là cái gai hay mũi tên, ám chỉ hình dạng tinh thể của nó.[2][3][4]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Anthony, John W.; Bideaux, Richard A.; Bladh, Kenneth W.; và đồng nghiệp (biên tập). “Acanthite” (PDF). Handbook of Mineralogy. Chantilly, VA: Mineralogical Society of America.
  2. ^ a b Mindat.org
  3. ^ a b Webmineral data
  4. ^ a b c Klein, Cornelis and Cornelius S. Hurlbut, Manual of Mineralogy, Wiley, 20th ed., 1985, pp. 271-2 ISBN 0-471-80580-7