Acid 4-aminosalicylic, còn được gọi là acid para-aminosalicylic (PAS) là một kháng sinh chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh lao.[1] Cụ thể hơn thì kháng sinh này được sử dụng để điều trị bệnh lao kháng thuốc hoạt động cùng với các loại thuốc chống lao khác.[2] Đây cũng là dòng điều trị thứ hai sau dòng điều trị đầu tiên là sulfasalazine cho những người bị bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràngbệnh Crohn.[2] Acid 4-aminosalicylic thường được đưa vào cơ thể qua đường miệng.[2]

Acid 4-aminosalicylic
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiPaser
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • UK: POM (chỉ bán theo đơn)
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương50–60%
Chuyển hóa dược phẩmgan
Bài tiếtthận
Các định danh
Tên IUPAC
  • 4-Amino-2-hydroxybenzoic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
NIAID ChemDB
ECHA InfoCard100.000.557
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC7H7NO3
Khối lượng phân tử153.135 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy150,5 °C (302,9 °F)
SMILES
  • O=C(O)c1ccc(cc1O)N
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C7H7NO3/c8-4-1-2-5(7(10)11)6(9)3-4/h1-3,9H,8H2,(H,10,11) ☑Y
  • Key:WUBBRNOQWQTFEX-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, đau bụngtiêu chảy.[2] Các tác dụng phụ khác có thể có như viêm gan và phản ứng dị ứng.[2] Chúng được khuyến cáo không nên sử dụng ở những người bị bệnh thận giai đoạn cuối.[2] Mặc dù vẫn chưa có báo cáo về tác hại khi sử dụng trong giai đoạn mang thai nhưng vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.[2] Axit 4-Aminosalicylic được cho là hoạt động bằng cách ngăn chặn khả năng của vi khuẩn tạo ra axit folic.[2]

4-Aminosalicylic acid lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1902 và được đưa vào sử dụng y tế vào năm 1943.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Đến năm 2005, một đợt điều trị bệnh lao có giá vào khoảng 2.700 USD.[5]

Dược học

sửa

Dưới tác dụng nhiệt, axit aminosalicylic được decarboxyl hóa để tạo ra CO2 và 3-aminophenol.[6]

Phương thức hoạt động

sửa

PAS đã được chứng minh là một tiền thuốc và chúng được kết hợp vào con đường folate bởi dihydropteroate synthase (DHPS) và dihydrofolate synthase (DHFS) để tạo ra một chất chuyển hóa hydroxyl dihydrofolate, từ đó ức chế hoạt động enzyme dihydrofolate reductase (DHFR).[7]

Chú thích

sửa
  1. ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 140. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f g h “Aminosalicylic Acid”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Donald, Peter R; Diacon, Andreas H. “Para-aminosalicylic acid: the return of an old friend”. The Lancet Infectious Diseases. 15 (9): 1091–1099. doi:10.1016/s1473-3099(15)00263-7.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Brown, Garrett W.; Yamey, Gavin; Wamala, Sarah. “Chapter 12”. The Handbook of Global Health Policy (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 9781118509609. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Vetuschi, C.; Ragno, G.; Mazzeo, P. (1988). “Determination of p-aminosalicylic acid and m-aminophenol by derivative UV-spectrophotometry”. Journal of pharmaceutical and biomedical analysis. 6 (4): 383–391. doi:10.1016/0731-7085(88)80003-7. PMID 16867404.
  7. ^ Zheng, J; Rubin, EJ; Bifani, P; Mathys, V; Lim, V; Au, M; Jang, J; Nam, J; Dick, T; Walker, JR; Pethe, K; Camacho, LR. “para-Aminosalicylic acid is a prodrug targeting dihydrofolate reductase in Mycobacterium tuberculosis”. J Biol Chem. 288 (32): 23447–56. doi:10.1074/jbc.m113.475798. PMC 3789992. PMID 23779105. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2015.