Antonin Scalia Gregory (11 tháng 3 năm 1936 – 13[9] tháng 2 năm 2016) là một Thẩm phán (Phó chánh án) của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ năm 1986 cho đến khi ông qua đời vào năm 2016. Được Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao năm 1986, Scalia được mô tả như là chỗ dựa trí tuệ của chủ nghĩa nguyên bảnchủ nghĩa điều văn tư pháp trong cánh bảo thủ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.[10]

Antonin Scalia
Chân dung Antonin Scalia
Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
26 tháng 9 năm 1986 – 13 tháng 2 năm 2016
Đề cử bởiRonald Reagan
Tiền nhiệmWilliam Rehnquist
Kế nhiệmNeil Gorsuch
Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Hoa Kỳ Đặc khu Columbia Circuit
Nhiệm kỳ
17 tháng 8 năm 1982 – 26 tháng 9 năm 1986
Đề cử bởiRonald Reagan
Tiền nhiệmRoger Robb
Kế nhiệmDavid Sentelle
Phó tổng chưởng lý Hoa Kỳ cho Văn phòng cố vấn pháp lý
Nhiệm kỳ
22 tháng 8 năm 1974 – 20 tháng 1 năm 1977
Tổng thốngGerald Ford
Tiền nhiệmRoger C. Cramton
Kế nhiệmJohn Harmon
Thông tin cá nhân
Sinh
Antonin Gregory Scalia

(1936-03-11)11 tháng 3, 1936
Trenton, New Jersey, Hoa Kỳ
MấtFebruary 12/13, 2016 (79 tuổi)
Shafter, Texas, Hoa Kỳ
Đảng chính trịCộng hòa[1]
Phối ngẫu
Maureen McCarthy
(cưới 1960⁠–⁠2016)
Con cái9, including Eugene
Alma materĐại học Georgetown
Đại học Harvard
Chữ kýA cursive, not particularly legible "Antonin Scalia"

Scalia sinh tại Trenton, New Jersey. Ông theo học trường trung học Xavier ở Manhattan, và sau đó học đại học tại Đại học GeorgetownWashington, DC và sau đó tốt nghiệp Trường Luật Harvard và đã dành sáu năm trong một công ty luật ở Cleveland, trước khi trở thành giáo sư trường luật tại Đại học Virginia. Trong những năm 1970, ông phục vụ trong chính quyền Nixon và Ford, sau cùng ông giữ chức Phó Tổng Chưởng lý dưới thời tổng thống Gerald Ford. Phần lớn những năm dưới thời Carter, ông đã giảng dạy tại Đại học Chicago, nơi ông trở thành một trong những cố vấn khoa đầu tiên của Hội Liên bang non trẻ. Năm 1982, Ronald Reagan bổ nhiệm ông làm thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực Đặc khu Columbia. Năm 1986, Reagan bổ nhiệm ông vào Tòa án Tối cao. Scalia đã được Ủy ban Tư pháp Thượng viện chất vấn vài câu hỏi hóc búa, và đã được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí đề xuất bổ nhiệm (98-0), trở thành thẩm phán người Mỹ gốc Ý đầu tiên.[11]

Scalia chỉ là thẩm phán đương nhiệm thứ hai của Tòa án Tối cao qua đời trong vòng sáu mươi năm.[12] Không còn Scalia, tám thẩm phán còn lại của Tòa án Tối cao chia đều 4–4 giữa hai xu hướng, khá bảo thủ và khá tự do, trong một năm bầu cử tổng thống.[13][14] Các vụ kiện đang chờ xử lý tại Tòa tối cao khi Scalia qua đời được quyết định bởi tám thẩm phán còn lại.[15] Tình huống tiến thoái lưỡng nan 4–4 giữa hai xu hướng sẽ dẫn đến việc phán quyết của tòa án cấp dưới được bảo lưu, nhưng không hình thành tiền lệ và các thẩm phán Tòa tối cao sẽ không công bố ý kiến bằng văn bản về vụ kiện.[15][16]

Các thẩm phán Tòa án Tối cao tại thời điểm Scalia qua đời

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, Scalia đã nói rằng ông thích Thẩm phán Frank H. Easterbrook của Tòa phúc thẩm khu vực số bảy kế nhiệm ông.[17] Vào ngày 16 tháng 3 năm 2016, Tổng thống Barack Obama, phe Dân chủ, đã đề cử Merrick Garland, khi đó là Chánh án Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực Đặc khu Columbia, để ngồi vào ghế của Scalia,[18] nhưng Thượng viện lúc bấy giờ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã từ chối tiến hành quy trình phê chuẩn việc đề cử này khiến đề cử này hết hạn cùng với sự kết thúc của Quốc hội thứ 114 vào ngày 3 tháng 1 năm 2017.[19] Vào ngày 31 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald Trump tuyên bố đề cử Thẩm phán Neil Gorsuch của Tòa phúc thẩm khu vực số 10 để kế nhiệm Scalia.[20] Quyết định bổ nhiệm Neil Gorsuch đã được Thượng viện phê chuẩn vào ngày 7 tháng 4 năm 2017.[21]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Boehner: I wanted Scalia to be VP in '96
  2. ^ Liptak, Adam (ngày 13 tháng 2 năm 2016), “Justice Antonin Scalia, Who Led a Conservative Renaissance on the Supreme Court, Is Dead at 79”, The New York Times, truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016
  3. ^ Hunt, Darren (ngày 13 tháng 2 năm 2016), Supreme Court Justice Scalia dies during hunting trip near Marfa, KVIA-TV, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2016, truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016
  4. ^ Smith, David (ngày 13 tháng 2 năm 2016), “Antonin Scalia obituary: conservative supreme court justice dies aged 79”, The Guardian, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016
  5. ^ Whitely, Jason (ngày 14 tháng 2 năm 2016). “Official: Scalia died of heart attack”. USA Today. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ Bobic, Igor (ngày 14 tháng 2 năm 2016). “Antonin Scalia Died Of A Heart Attack: Report”. The Huffington Post. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ Connelly, Eileen (ngày 13 tháng 2 năm 2016), “Supreme Court Justice Antonin Scalia dead at 79”, New York Post, truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016
  8. ^ Straub, Lana; Moravec, Eva Ruth; Horwitz, Sari; Markon, Jerry (ngày 14 tháng 2 năm 2016). “The death of Antonin Scalia: Chaos, confusion and conflicting reports”. The Washington Post. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ See:[2][3][4][5][6][7][8]
  10. ^ Toobin, Jeffrey (2012), “Lawyers, guns, and money”, trong Toobin, Jeffrey (biên tập), The oath: the Obama White House and the Supreme Court, New York: Doubleday, tr. 111–112, ISBN 9780385527200. Details. Lưu trữ 2016-02-22 tại Wayback Machine
  11. ^ Dautrich, Kenneth; Yalof, David A. (2009), “The judiciary”, trong Dautrich, Kenneth; Yalof, David A. (biên tập), American government: historical, popular, and global perspectives, Australia United States Boston, Massachusetts: Cengage Learning, tr. 241, ISBN 9780495566151. Preview.
  12. ^ Gresko, Jessica (14 tháng 2 năm 2016). “Scalia's death in office a rarity for modern Supreme Court”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ “Scalia's death shifts balance of high court, creates major election issue”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ Chon, Gina (14 tháng 2 năm 2016). “Antonin Scalia's death challenges U.S. leadership”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ a b Goldstein, Tom (13 tháng 2 năm 2016). “What happens to this Term's close cases? (Updated)”. SCOTUSblog. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
  16. ^ Farias, Cristian (14 tháng 2 năm 2016). “Justice Scalia Left Undecided High-Stakes Cases That Could Change The Nation”. The Huffington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ “Scalia Once Suggested a Name for His Successor”. C-SPAN. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ Shear, Michael D.; Harris, Gardiner (16 tháng 3 năm 2016). “Obama Chooses Merrick Garland for Supreme Court”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  19. ^ Bravin, Jess (3 tháng 1 năm 2017). “President Obama's Supreme Court Nomination of Merrick Garland expires”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  20. ^ Hirschfeld Davis, Julie; Landler, Mark (31 tháng 1 năm 2017). “Trump Nominates Neil Gorsuch to the Supreme Court”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
  21. ^ Liptak, Adam; Flegenheimer, Matt (7 tháng 4 năm 2017). “Neil Gorsuch Confirmed by Senate as Supreme Court Justice”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2017.

Thư mục

sửa