Vẹt Tân Thế giới (Danh pháp khoa học: Arinae) là một phân họ của họ Vẹt với 150 loài được xếp trong 32 chi, chúng được tìm thấy ở xuyên suốt Nam MỹTrung Mỹ, Mexicoquần đảo Caribbe, và cũng có hai loài đã tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Hiện hành chúng cũng được tìm thấy ở các quần đảo Thái Bình Dương như Quần đảo Galapagos[1].

Vẹt Tân thế giới
Một con vẹt Tân thế giới
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Psittaciformes
Liên họ (superfamilia)Psittacoidea
Họ (familia)Psittacidae
Phân họ (subfamilia)Arinae
Tông

Đại cương sửa

Những loài vẹt này được biết đến ở châu Âu từ thời kỳ của Columbus khi ông này khám phá châu Mỹ vào năm 1492. Nhiều loài trong chi nhứ nhất đã tuyệt chủng ở nhiều quốc gia thời gian gần đây, nhiều loài trong chi thứ hai đã tuyệt chủng trong tự nhiên và nhiều loài trong chi thứ ba được xếp hạng nguy cấp bởi IUCN. Một ít trong số chúng có nguy cơ tuyệt chủng với tình trạng còn ít hơn 500 cá thể đang được nuôi nhốt hoặc ở trong tự nhiên.

Lý do chính cho sự nguy ngập của dân số vẹt Tân thế giới là do tình trạng mất môi trường sống bởi nạn chặt phá rừng, đốt rừng để có đất nông nghiệp cũng như việc bắt giữ chúng làm cảnh và mối đe dọa từ các loài xâm lấn, những loài loài du nhập ăn thịt phi bản địa. Cục bộ địa phương thì tình trạng biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến dân số của chúng. Các loài vẹt này được cho là đã hiện diện ít nhất là 30-55 triệu năm trước đây, những hóa thạch còn sót lại của tông Arini có niên đại 16 mya trong thế Pleistocene.

Các loài sửa

Các loài dưới đây thuộc về phân họ Arinae[2][3][4][5][6][7][8]

Theo Schodde[9] một số loài sau đây:

Chú thích sửa

  1. ^ Forshaw, J. (1989). Parrots of the world, third ed. Melbourne, Australia: Landsdowne Editions.
  2. ^ “TiF Checklist: BASAL AUSTRALAVES: Cariamiformes, Falconiformes & Psittaciformes”.
  3. ^ Leo Joseph, Alicia Toon, Erin E. Schirtzinger, Timothy F. Wright & Richard Schodde. (2012) A revised nomenclature and classification for family-group taxa of parrots (Psittaciformes). Zootaxa 3205: 26–40
  4. ^ Manuel Schweizer, Ole Seehausen and Stefan T. Hertwig (2011). “Macroevolutionary patterns in the diversification of parrots: effects of climate change, geological events and key innovations”. Journal of Biogeography. 38: 2176–2194. doi:10.1111/j.1365-2699.2011.02555.x.
  5. ^ Leo Joseph, Alicia Toon, Erin E. Schirtzinger, Timothy F. Wright (2011). “Molecular systematics of two enigmatic genera Psittacella and Pezoporus illuminate the ecological radiation of Australo-Papuan parrots (Aves: Psittaciformes)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 59 (3): 675–684. doi:10.1016/j.ympev.2011.03.017. PMID 21453777.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Wright, T.F.; Schirtzinger, E. E.; Matsumoto, T.; Eberhard, J. R.; Graves, G. R.; Sanchez, J. J.; Capelli, S.; Muller, H.; Scharpegge, J.; Chambers, G. K.; Fleischer, R. C. (2008). “A Multilocus Molecular Phylogeny of the Parrots (Psittaciformes): Support for a Gondwanan Origin during the Cretaceous”. Mol Biol Evol. 25 (10): 2141–2156. doi:10.1093/molbev/msn160. PMC 2727385. PMID 18653733.
  7. ^ Schweizer, M.; Seehausen, O.; Güntert, M.; Hertwig, S. T. (2009). “The evolutionary diversification of parrots supports a taxon pulse model with multiple trans-oceanic dispersal events and local radiations”. Molecular Phylogenetics and Evolution. online (3): 984–94. doi:10.1016/j.ympev.2009.08.021. PMID 19699808.
  8. ^ de Kloet, RS; de Kloet SR (2005). “The evolution of the spindlin gene in birds: Sequence analysis of an intron of the spindlin W and Z gene reveals four major divisions of the Psittaciformes”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 36 (3): 706–721. doi:10.1016/j.ympev.2005.03.013. PMID 16099384.
  9. ^ Schoddefirst=Richard (2013). “Correspondence: Higher classification of New World parrots (Psittaciformes; Arinae), with diagnoses of tribes” (PDF). Zootaxa. 3691 (5): 591–596. doi:10.11646/zootaxa.3691.5.5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2015.

Tham khảo sửa

Xem thêm sửa