Artemis 2

chuyến bay có người lái đầu tiên trong chương trình Artemis

Artemis 2 (tên chính thức là Artemis II[4], trước đây được gọi là Exploration Mission-2)[5] là một sứ mệnh phóng tên lửa có người lái bay ngang qua Mặt Trăng. Đây là chuyến bay vũ trụ thứ hai trong chương trình Artemis của NASA đồng thời là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình có phi hành đoàn tham gia trên con tàu vũ trụ Orion. Hiện tại chuyến bay đang được lên kế hoạch và sẽ được phóng bởi Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ (SLS) không sớm hơn tháng 11 năm 2024.[1] Con tàu vũ trụ Orion có tổng cộng là 4 phi hành đoàn sẽ tham gia thực hiện thông qua dạng nhiệm vụ bay ngang qua Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất. Sự xuất hiện của chuyến bay Artemis 2 đã đánh dấu sự trở lại của con tàu vũ trụ có người lái bay tới Mặt Trăng và vượt ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái Đất kể từ sứ mệnh Apollo 17 vào năm 1972. Chuyến bay đã được đổi tên sau khi giới thiệu về chương trình Artemis. Nhiệm vụ cũng đã được lên kế hoạch là lần phóng phi hành đoàn đầu tiên từ tổ hợp LC-39B kể từ nhiệm vụ STS-116 đã được tiến hành vào năm 2006.

Artemis 2
Tóm tắt kế hoạch sứ mệnh Artemis 2
TênArtemis II
Exploration Mission-2 (EM-2)
Dạng nhiệm vụBay ngang qua Mặt Trăng
Nhà đầu tưNASA
Thời gian nhiệm vụ10 ngày (dự kiến)
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Thiết bị vũ trụOrion CM-003
Phi hành đoàn
Quy mô phi hành đoàn4
Thành viênReid Wiseman
Victor Glover
Christina Koch
Jeremy Hansen
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngTháng 11 năm 2024 (2024-11) (dự kiến)[1]
Tên lửaSLS Block 1
Địa điểm phóngKennedy, LC-39B[2]
Nhà thầu chínhNASA
Kết thúc nhiệm vụ
Thu hồi bởiHải quân Hoa Kỳ
(Tàu vận tải San Antonio)
Nơi hạ cánhĐại Tây Dương (dự kiến)
Bay qua Mặt Trăng
Khoảng cách6.400 mi (10.300 km) (dự kiến)[3]

Koch (trái), Glover (trên cùng), Wiseman (dưới cùng) và Hansen (phải) 

Ban đầu chuyến bay chỉ được được chỉ định với cái tên Exploration Mission-2 (EM-2), với nhiệm vụ chỉ là để thu thập các mẫu đá từ một tiểu hành tinh bị bắt trên quỹ đạo Mặt Trăng bằng cách sử dụng Nhiệm vụ Chuyển hướng Tiểu hành tinh bằng robot nhưng bây giờ thì đã bị hủy bỏ;[6]

Bối cảnh

sửa

Vào năm 2017, dự án Exploration Mission-2 khi đó chỉ là một sứ mệnh dự kiến phóng một lần của Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ (SLS) Block 1B và tầng đẩy Exploration Upper Stage, tàu vũ trụ Mặt Trăng Orion Block 1 cùng với tải trọng chèn lên đến 50,7 t (55,9 tấn Mỹ; 112.000 lb). Ban đầu, kế hoạch của dự án chỉ là để giải quyết một tiểu hành tinh mà trước đó đã được đặt trong quỹ đạo của Mặt Trăng từ Sứ mệnh Chuyển hướng Tiểu hành tinh bằng robot, rồi sau đó NASA sẽ các phi hành gia lên vũ trụ và thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian cùng với hoạt động thu thập các mẫu đá.[7] Sau khi Sứ mệnh Chuyển hướng Tiểu hành tinh[8] đã bị hủy bỏ vào dự án vào tháng 4 năm 2017, một sứ mệnh khác kéo dài 8 ngày đã được đề xuất. Đề xuất đã cho một kế hoạch là họ cho 1 phi hành đoàn có bao gồm khoảng 4 phi hành gia, sẽ được gửi lên trên quỹ đạo theo chiều hướng trở lại tự do quanh Mặt Trăng.[9]

 
Mô phỏng tàu vũ trụ Orion trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Một đề xuất khác cũng đã được đề xuất vào năm 2017 là sẽ đưa 4 phi hành gia lên con tàu Orion trong một chuyến bay kéo dài khoảng từ 8 đến 21 ngày để quanh xung quanh Mặt Trăng và cũng để cung cấp các thành phần đầu tiên của dự án trạm vũ trụ Lunar Gateway.[10] Vào tháng 3 năm 2018, NASA đã quyết định cho khởi chạy mô-đun đầu tiên cho dự án Lunar Gateway trên các phương tiện phóng thương mại[11] do sự chậm trễ trong việc xây dựng Mobile Launcher cần thiết để có thể tiến hành giai đoạn Exploration Upper Stage một cách mạnh mẽ hơn.[12] Bệ phóng được chọn sẽ là bệ Falcon Heavy.[13]

Vào ngày 11 tháng 2 năm 2023, NASA đã lật lại phần động cơ từ lõi của con tàu Artemis 2 theo hướng nằm ngang, tuyên bố rằng giai đoạn này là một cột mốc quan trọng cuối cùng trước khi ghép phần này với các phần còn lại của con tàu. Vào ngày 20 tháng 3, phần động cơ đã chính thức được ghép với phần tầng lõi của con tàu tại Tòa nhà 103 từ Cơ sở lắp ráp Michoud. NASA dự kiến sẽ hoàn chỉnh thêm động cơ từ bệ lõi và bắt đầu chuyển giao con tàu cho Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào mùa hè năm 2023.[14] Nhưng một tháng sau, NASA đã công bố sẽ phải đẩy lùi thời hạn 5 tháng đến cuối mùa thu năm 2023.[15][16] Những động cơ RS-25 được lắp đặt trên bệ lõi của con tàu ở New Orleans với số sêri E2047, E2059, E2062 và E2063 tính đến thời điểm hiện tại.[17][18]

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2023, NASA đã chính thức công bố về các phi hành đoàn sẽ tham gia sứ mệnh, theo thông tin, phi hành đoàn có tổng cộng là 4 người, trong đó bao gồm 3 phi hành gia người Mỹ và 1 phi hành gia người Canada.[19] Theo theo lời tuyên bố của Quản trị viên NASA là ông Bill Nelson, trong bài phát biểu mang tên "Tình trạng của NASA" đã phản ứng lại về đề xuất ngân sách năm 2024 của Tổng thống Mỹ Joe Biden.[19] Thông báo trên đã được đưa ra trong một sự kiện đặc biệt tại một cơ sở của NASA ở căn cứ Ellington Field nằm tại bên ngoài thành phố Houston.[20] Cơ quan đã thông báo vào cuối ngày hôm đó tại một khu vực nằm ở gần Sân vận động NRG để tham dự trận tranh chức vô địch bóng rổ nam March Madness.[21]

Chuẩn bị

sửa

Phi hành đoàn

sửa

Artemis 2 đã được công bố là sẽ được điều khiển bởi bốn phi hành gia, trong số đó có bao gồm người phụ nữ đầu tiên, người da màu đầu tiên và người Canada đầu tiên bay khỏi ra ngoài tầng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Người thứ nhất tên là Reid Wiseman, anh sẽ là tổng chỉ huy cho chuyến bay lần này. Người thứ hai và cũng là người da màu đầu tiên tên là Victor J. Glover, anh sẽ đóng vai trò là một phi cơ trưởng của chuyến bay. Người thứ ba và cũng là người phụ nữ đầu tiên tên là Christina Koch, bà sẽ đóng vai trò như là một chuyên gia sứ mệnh. Người thứ tư và cũng là người có quốc tịch Canada đầu tiên là Jeremy Hansen từ cơ quan CSA, theo các điều khoản của hiệp định năm 2020 giữa Hoa Kỳ và Canada.[22] Các sứ mệnh sau này của chương trình dự kiến sẽ có phi hành đoàn quốc tế, bao gồm những phi hành gia đại diện cho các quốc gia châu Âu và châu Á.[23]

Phi hành đoàn chính
Vai trò Phi hành gia
Chỉ huy   Reid Wiseman, NASA
Chuyến bay thứ 2
Phi công   Victor Glover, NASA
Chuyến bay thứ 2
Kỹ sư tổ bay   Christina Koch, NASA
Chuyến bay thứ 2
Chuyên gia sứ mệnh   Jeremy Hansen, CSA
Chuyến bay đầu tiên

Khởi phóng

sửa

Vào năm 2011, khi còn đang trong quá trình đánh giá sơ bộ, ngày phóng cho chuyến bay đã từng định sẵn là vào khoảng giữa năm 2019 và năm 2021, nhưng ngay sau đó, thông tin về ngày phóng này đã bị trì hoãn cho đến năm 2023 từ phương tiện phóng của Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ (SLS).[24][25] Mặc dù kể từ tháng 3 năm 2023, sứ mệnh này đã được ấn định cho lần phóng sẽ là vào tháng 11 năm 2024,[1] nhiều nhu cầu tái chế và tân trang lại các bộ phận của con tàu Orion đã từng bay trên Artemis 1 có thể sẽ được đưa trở lại vào trong con tàu vào cuối năm 2024 hoặc quý đầu tiên của năm 2025.[26]

Phần cứng

sửa

Trọng tải

sửa
 
Bộ Điều Hợp Tầng MPCV cho ống định lượng chịu tải bằng lò xo CubeSat.

Tổ chức Sáng Kiến Phóng CubeSat (CSLI) của NASA đã cố gắng tìm kiếm lại các đề xuất nhiệm vụ vào năm 2019 từ nhiều tổ chức và công ty tại Hoa Kỳ để có thể thực hiện được các sứ mệnh CubeSat dưới dạng trọng tải thứ cấp trên con tàu SLS trong sứ mệnh Artemis 2.[27][28] NASA đã công bố rằng, họ sẽ chấp nhận các đề xuất cho cả 6 đơn vị (12 kg, 26 lb) và 12 đơn vị (20 kg, 44 lb) CubeSat.[29] Như trong sứ mệnh Artemis I, các cục CubeSat khi bay trên Artemis 2 lần này thì sẽ được gắn vào bên trong vòng điều chỉnh giai đoạn giữa tầng SLS và tàu vũ trụ Orion. Sau khi con tàu Orion đã tách ra, các cục CubeSat cũng sẽ bắt đầu được triển khai kế hoạch.[29] Các cuộc tuyển chọn CubeSat ban đầu đã được lên kế hoạch là sẽ thực hiện vào tháng 2 năm 2020,[27] nhưng ngày đó đã trôi qua mà không có một thông báo chính thức. Sau đó, vào tháng 10 năm 2021, NASA đã loại bỏ tất cả các trọng tải thứ cấp ra khỏi sứ mệnh này.[30]

Thông tin quang

sửa

Trong nhiệm vụ lần này, Artemis 2 sẽ bắt đầu thử nghiệm và chứng minh các thông tin quang đến và từ Trái Đất bằng Hệ thống Thông tin Quang học Orion Artemis II (gọi tắt là O2O).[31] Phần cứng của O2O sẽ được tích hợp vào con tàu vũ trụ Orion đồng thời chứa một mô-đun quang học (một chiếc kính viễn vọng 4 in [100 mm] và hai thiết bị gimbal), một chiếc modem và một chiếc thiết bị điều khiển điện tử.[31] O2O sẽ phát tín hiệu liên lạc tới các trạm mặt đất ở các vùng California và New Mexico.[31] Thiết bị thử nghiệm này sẽ gửi các dữ liệu về Trái Đất với tốc độ lên đến 260 megabit /giây.[32]

Nhiệm vụ

sửa

Kế hoạch về nhiệm vụ của Artemis 2 là đưa cả 4 phi hành gia ở bên trong con tàu vũ trụ Orion MPCV, phi hành đoàn đầu tiên sẽ bay ngang qua theo quỹ đạo của Mặt Trăng, trong thời gian tối đa là 21 ngày bằng cách sử dụng biến thể Block 1 từ Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ. Mục tiêu của nhiệm vụ lần này là có thể phóng chuyển tiếp lên Mặt Trăng (MTLI) một lần hoặc là nhiều lần khởi hành, bao gồm quay quanh một vòng quỹ đạo từ Mặt Trăng và quay tự do trở lại. Tàu vũ trụ Orion sẽ được phóng lên quỹ đạo tầm cao của Trái Đất với khoảng thời gian là 24 giờ. Trong khoảng thời gian này, các phi hành đoàn sẽ bắt đầu thực hiện nhiều cuộc kiểm tra khác nhau đối với các hệ thống sinh thái được hỗ trợ cho sự sống của con tàu cũng như là có thể chứng minh các hoạt động lân cận và những điểm hẹn trong không gian bằng cách sử dụng tầng đẩy Interim Cryogenic Propulsion Stage (ICPS) đã được sử dụng để làm mục tiêu. Khi con tàu Orion tiếp tục đến vùng cận điểm một lần nữa, nó sẽ kích hoạt động cơ chính của con tàu để có thể hoàn thành thao tác TLI, đưa con tàu quay trở lại quỹ đạo tự do của Mặt Trăng, trước khi quay trở lại Trái Đất.[3][33]

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “NASA's Artemis 2 mission around Moon set for November 2024” [Nhiệm vụ Artemis 2 của NASA bay qua Mặt Trăng đã được ấn định vào tháng 11 năm 2024]. Phys.org (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Bill Hill (Tháng 3 năm 2012). “Exploration Systems Development Status” [Tình Trạng Phát Triển Hệ Thống Thăm Dò] (bằng tiếng Anh). Hội đồng Cố vấn NASA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ a b Kathryn Hambleton (27 tháng 8 năm 2018). “First Flight With Crew Important Step on Long-Term Return to Moon” [Chuyến Bay Đầu Tiên Với Phi Hành Đoàn Bước Quan Trọng Trên Hành Trình Trở Lại Mặt Trăng Dài Hạn]. NASA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Artemis: brand book [Artemis: thương hiệu sách] (Bản báo cáo) (bằng tiếng Anh). Washington, D.C.: Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia. 2019. NP-2019-07-2735-HQ. QUY TẮC ĐẶT TÊN NHIỆM VỤ. Trong khi các bản vá từ nhiệm vụ Apollo có sử dụng các con số và chữ số La Mã trong suốt chương trình, tên nhiệm vụ của Artemis cũng sẽ sử dụng quy ước theo chữ số La Mã.   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  5. ^ Kathryn Hambleton (31 tháng 3 năm 2023). “Artemis II Overview” [Tóm tắt Sứ mệnh Artemis II]. NASA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ Jeff Foust (25 tháng 3 năm 2015). “NASA Selects Boulder Option for Asteroid Redirect Mission” [NASA Tùy Chọn Tảng Đá Cho Sứ Mệnh Chuyển Hướng Tiểu Hành Tinh] (bằng tiếng Anh). SpaceNews. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ Mike Wall (10 tháng 4 năm 2013). “Inside NASA's Plan to Catch an Asteroid (Bruce Willis Not Required)” [Bên trong Kế hoạch Phá huỷ Tiểu hành tinh của NASA (Không cần Bruce Willis)] (bằng tiếng Anh). Space.com. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ Jeff Foust (14 tháng 6 năm 2017). “NASA closing out Asteroid Redirect Mission” [NASA kết thúc sứ mệnh Chuyển Hướng Tiểu Hành Tinh] (bằng tiếng Anh). SpaceNews. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Kathryn Hambleton (4 tháng 8 năm 2017). “NASA's First Flight With Crew Will Mark Important Step on Journey to Mars” [Chuyến Bay Đầu Tiên Của NASA Cùng Với Phi Hành Đoàn Sẽ Đánh Dấu Bước Quan Trọng Trên Hành Trình Tới Sao Hỏa]. NASA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  10. ^ Chris Gebhardt (6 tháng 4 năm 2017). “NASA finally sets goals, missions for SLS – eyes multi-step plan to Mars” [NASA Rốt Cuộc Đã Đặt Mục Tiêu, Sứ Mệnh Cho Sls – Hướng Mắt Tới Kế Hoạch Nhiều Bước Lên Sao Hỏa]. NASASpaceflight.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ “NASA FY 2019 Budget Overview” [Tổng quan về ngân sách tài chính năm 2019 của NASA] (PDF). NASA (bằng tiếng Anh). tr. 14. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021. Hỗ trợ phóng Bộ phận Sức mạnh và Lực đẩy tầng trên các phương tiện phóng thương mại như là thành phần đầu tiên của LOP - Gateway   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  12. ^ Eric Berger (13 tháng 4 năm 2018). “NASA may fly crew into deep space sooner, but there's a price” [NASA có thể đưa phi hành đoàn vào không gian sớm hơn, nhưng có một cái giá phải trả]. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023. Nếu Không Có Bộ Phận Tầng Trên Khám Phá, NASA Sẽ Không Thể Bay Trong Một Chuyến Bay Duy Nhất, Các Thành Viên Phi Hành Đoàn Và Các Mảnh Của Dự Án Deep Space Gateway Mà Họ Hy Vọng Sẽ Xây Dựng Gần Mặt Trăng Vào Những Năm 2020
  13. ^ Jeff Foust (10 tháng 2 năm 2021). “NASA selects Falcon Heavy to launch first Gateway elements” [NASA chọn bệ Falcon Heavy để khởi động các yếu tố cho Gateway đầu tiên]. SpaceNews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ Derek Richardson (23 tháng 3 năm 2023). “Artemis 2 Space Launch System core stage nearly complete” [Giai đoạn cốt lõi của Hệ thống Tên lửa đẩy Vũ trụ Artemis 2 sắp hoàn tất]. SpaceFlight Insider (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  15. ^ Stephen Clark (29 tháng 9 năm 2023). “Rocket Report: Iran launches satellite; Artemis II boosters get train ride” [Báo cáo Cực nhanh: Iran phóng vệ tinh; Tên lửa đẩy Artemis II được chuyển đi]. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Condé Nast. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.
  16. ^ Philip Sloss (2 tháng 5 năm 2023). “Artemis II Moon mission transitioning from planning to preparation” [Nhiệm vụ Mặt trăng Artemis II chuyển từ giai đoạn kế hoạch sang chuẩn bị]. NASASpaceFlight.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ Lee Mohon; Kevin O’Brien (28 tháng 10 năm 2022). “Space Launch System Engines: Launching Artemis Astronauts to the Moon” [Động cơ Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ: Thông tin phóng phi hành gia Artemis lên Mặt Trăng]. nasa.gov (bằng tiếng Anh). NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ Lee Mohon (25 tháng 9 năm 2023). “All Engines Added to NASA's Artemis II Moon Rocket Core Stage” [Toàn Bộ Động Cơ Được Thêm Vào Bậc Lõi Tên Lửa Mặt Trăng Artemis II Của NASA]. NASA Blog (bằng tiếng Anh). Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ a b Jeff Foust (9 tháng 3 năm 2023). “White House proposes $27.2 billion for NASA in 2024” [Nhà Trắng chi trả 27,2 tỷ đô la cho NASA vào năm 2024]. SpaceNews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023.
  20. ^ Robert Z. Pearlman (3 tháng 4 năm 2023). “NASA Announces the Astronaut Crew for Artemis II Lunar Flyby” [NASA Công Bố đội Phi Hành Đoàn cho Sứ Mệnh Bay Ngang Qua Mặt Trăng Artemis II]. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ Christina H Koch [@Astro_Christina] (11 tháng 4 năm 2023). “You stood. All of you. You stood for taking on the challenge. For doing things that are hard. For exploring together. Of all the things we did last week to introduce Artemis II, this unexpected standing ovation was the moment I realized—You're all behind this. We are going” [Bạn đã đứng lên. Tất cả các bạn. Bạn đã sẵn sàng để thực hiện thử thách. Để làm những việc khó khăn. Để cùng nhau khám phá. Trong tất cả những điều chúng tôi đã làm vào tuần trước để giới thiệu Artemis II, sự hoan nghênh nhiệt liệt bất ngờ này là thời điểm tôi nhận ra—Tất cả các bạn đứng đằng sau chuyện này. Chúng ta đang đi lên.] (Tweet) (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023 – qua Twitter.
  22. ^ Amanda Connolly (16 tháng 12 năm 2020). “A Canadian astronaut will be on NASA's Artemis deep space lunar orbit as well the first non American to leave earth orbit” [Một phi hành gia người Canada sẽ ở trên quỹ đạo không gian sâu Mặt Trăng trong chương trình Artemis của NASA cũng như là người đầu tiên không phải là người Mỹ rời khỏi quỹ đạo Trái Đất] (bằng tiếng Anh). Global News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  23. ^
  24. ^ Kathryn Hambleton (8 tháng 3 năm 2019). “NASA's Deep Space Exploration System is Coming Together” [Hệ Thống Thám Hiểm Không Gian Sâu NASA đang Phối Hợp với Nhau]. NASA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  25. ^ Philip Sloss (28 tháng 12 năm 2018). “Crewed Orion spacecraft passes critical design review” [Phi hành đoàn của tàu vũ trụ Orion đã vượt qua màn đánh giá thiết kế quan trọng]. NASASpaceFlight.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  26. ^ Elizabeth Howell (18 tháng 8 năm 2022). “NASA's Artemis 2 mission: Taking humans around the moon” [Sứ mệnh Artemis 2 của NASA: Đưa con người đi qua Mặt Trăng]. Space.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ a b Denise Hill (6 tháng 8 năm 2019). “NASA's CubeSat Launch Initiative Opens Call for Payloads on Artemis 2 Mission” [Tổ Chức Sáng Kiến Phóng Cubesat Của Nasa Mở Ra Lời Kêu Gọi về Tải Trọng cho Sứ Mệnh Artemis 2]. NASA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019. NASA đang tìm kiếm các đề xuất từ nhiều nhà phát triển vệ tinh nhỏ của Hoa Kỳ để thực hiện các sứ mệnh CubeSat của họ dưới dạng tải trọng thứ cấp trên con tàu SLS trong sứ mệnh Artemis 2 theo Sáng kiến Phóng CubeSat (CSLI) của cơ quan   Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  28. ^ Irene Klotz (5 tháng 8 năm 2019). “NASA Scouting Cubesats For Artemis-2 Mission” [Các Hướng Đạo Cubesat Của NASA Cho Sứ Mệnh Artemis-2] (bằng tiếng Anh). Aviation Week & Space Technology. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019. Vào ngày 5 tháng 8, NASA đã đưa ra lời kêu gọi cho các khối CubeSat đi cùng với chuyến bay có người lái đầu tiên của tên lửa Hệ thống tên lửa đẩy vũ trụ và viên nang Orion, với lời cảnh báo rằng các dự án được chọn sẽ lấp đầy khoảng trống kiến thức chiến lược cho hoạt động thám hiểm Mặt Trăng và sao Hỏa trong tương lai
  29. ^ a b Jeff Foust (18 tháng 8 năm 2019). “NASA seeking proposals for cubesats on second SLS launch” [NASA đang tìm kiếm các đề xuất cho Cubesat trong lần phóng SLS thứ 2] (bằng tiếng Anh). SpaceNews. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ Seth Kurkowski (21 tháng 10 năm 2021). “Alabama students forced to pivot satellite design after being dropped from Artemis II” [Các sinh viên tại trường Alabama buộc phải xoay lại thiết kế vệ tinh sau khi bị rơi khỏi Artemis II]. Space Explored (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ a b c Kendall Murphy (3 tháng 6 năm 2021). “Lasers Light the Way for Artemis II Moon Mission” [Tia Laser Soi Sáng Con Đường cho Sứ Mệnh Mặt Trăng của Artemis II]. Tổ chức Thám hiểm và Truyền thông Không gian (bằng tiếng Anh). NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ Katherine Schauer (11 tháng 8 năm 2022). “What's Next: The Future of NASA's Laser Communications” [Điều Gì Tiếp Theo: Tương Lai Truyền Thông Laser của NASA]. NASA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
  33. ^ Philip Sloss (25 tháng 6 năm 2020). “NASA studying practice rendezvous options for Artemis 2 Orion” [NASA nghiên cứu các lựa chọn về điểm hẹn thực tế cho sứ mệnh Artemis 2 trên con tàu Orion]. NASASpaceFlight.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa