Bát quái (chữ Hán: 八卦) là 8 quẻ[1] được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.

Bát quái và 64 quẻ
Bát quái và 64 quẻ

Bát quái có liên quan đến triết học thái cựcngũ hành và cả ba đều của Kinh Dịch.[2] Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦)[3] hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦), và Hậu Thiên Bát Quái (後天 八卦)[3] hay còn gọi là Văn Vương bát quái. Bát quái được ứng dụng trong thiên văn học, chiêm tinh học, địa lý, phong thủy, giải phẫu học, gia đình, và những lĩnh vực khác.[4][5]

Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này.

八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lôi/Sấm Phong/Gió Thủy/Nước Sơn/Núi Địa/Đất
天 Tiān 澤(泽) Zé 火 Huǒ 雷 Léi 風(风) Fēng 水 Shuǐ 山 Shān 地 Dì

Nguồn gốc

sửa
 
Sơ đồ hình thành bát quái.

Bát quái có thể hình thành từ 2 nguồn. Đầu tiên là từ triết lý âm dương. Những mối tương quan trong triết lý này được cho là của Phục Hy, như sau:

無極生有極、有極是太極、
太極生兩儀、即陰陽;
兩儀生四象: 即少陰、太陰、少陽、太陽、
四象演八卦、八八六十四卦

Vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
Thái Cực sanh lưỡng nghi, tức âm dương;
Lưỡng nghi sanh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.

Nguồn thứ 2 là từ Văn Vương nhà Chu: "Khi thế giới bắt đầu, đã có trời và đất. Trời phối hợp với đất sinh ra tất cả mọi thứ trong thế giới. Trời là quẻ Càn và đất là Khôn. Sáu quẻ còn lại là con trai và con gái của họ."

Bát quái có liên quan đến ngũ hành, được các nhà phong thủy và y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng. Ngũ hành gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Quái khảm (nước) và quái ly (lửa) tương ứng trực tiếp với hành thủy và hành hỏa. Hành thổ tương ứng với quái Khôn (địa) và Cấn (núi). Hành mộc tương ứng với quái Tốn (gió) và Chấn (sấm). Hành kim tương ứng với quái càn (trời) và đoài (đầm).

Có tất cả tám bát quái (八卦):

Hình bát quái Giá trị nhị phân Tên Ý nghĩa: Wilhelm[6] Hình ảnh trong tự nhiên (pp.l-li) Phương hướng(p. 269) Mối quan hệ gia đình (p. 274) Bộ phận cơ thể (p. 274) Tính chất (p. 273) Giai đoạn/Trạng thái (pp.l-li) Linh vật (p. 273)
1 111
Càn
sáng tạo thiên (trời)
tây bắc cha đầu cứng, mạnh, khỏe sáng tạo
mã (ngựa)
2 110
Đoài
vui sướng trạch (đầm, hồ)
tây con gái út miệng dễ chịu thanh bình
dương (con dê)
3 101
Ly
bám lấy hỏa (lửa)
nam con gái thứ mắt soi sáng, sự phụ thuộc bám lấy, sự rõ ràng, thích nghi
trĩ (con chim trĩ)
4 100
Chấn
khơi dậy lôi (sấm sét)
đông con trai trưởng chân dịch chuyển có tác động khởi đầu
Long (rồng)
5 011
Tốn
dịu dàng phong (gió)
đông nam con gái trưởng bắp đùi thông suốt (hiểu rõ) sự len vào một cách dễ chịu
kê (con gà)
6 010
Khảm
không đáy thủy (nước)
bắc con trai thứ tai nguy hiểm đang chuyển động
thỉ (con heo)
7 001
Cấn
vững chắc sơn (núi)
đông bắc con trai út tay thư giãn, đứng vững hoàn thành
cẩu (con chó)
8 000
Khôn
tiếp thu địa (đất)
tây nam mẹ bụng hết lòng (tận tụy), dễ tính dễ tiếp thu
ngưu (con trâu)

Bát quái đồ

sửa

Tiên Thiên Bát Quái

sửa
 
Tiên Thiên Bát Quái đồ.
卦名
Tên quẻ
自然
Tự nhiên
季节
Mùa
性情
Tính tình
家族
Gia đình
方位
Phương hướng
意義
Ý nghĩa
Càn 天 Thiên/Trời Hạ Sáng tạo 父 Cha 南 Nam Năng lượng mở rộng, bầu trời. Xem thêm, thiên.
Tốn 風 Phong/Gió Hạ Dịu dàng 長女 Trưởng nữ/Con gái đầu 西南 Tây Nam Nhẹ nhàng xuyên qua, lùa qua, thấm qua - tính linh hoạt.
Khảm 水 Thủy/Nước Thu Sâu sắc 中男 Thứ nam/Con trai thứ 西 Tây Nguy hiểm, sông chảy cuồn cuộn, vực thẳm, Mặt Trăng.
Cấn 山 Sơn/Núi Thu Tĩnh lặng 少男 Thiếu nam/Con trai út 西北 Tây Bắc Sự tĩnh lặng, không thay đổi.
Khôn 地 Địa/Đất Đông Nhường nhịn 母 Mẹ 北 Bắc Năng lượng tiếp thu, có tính khuất phục. Xem thêm, địa.
Chấn 雷 Lôi/Sấm Đông Kích động 長男 Trưởng nam/Con trai đầu 東北 Đông Bắc Kích thích, cách mạng, bất hòa.
Ly 火 Hỏa/Lửa Xuân Trung thành 中女 Thứ nữ/Con gái thứ 東 Đông Chuyển động nhanh, rạng rỡ, mặt trời.
Đoài 澤 Trạch/Đầm/Hồ Xuân Hân hoan 少女 Thiếu nữ/Con gái út 東南 Đông Nam Niềm vui, sự hài lòng, trì trệ, ứ đọng, tù hãm.

Bát Nhân Đại Gia: Một gia đình có tám người;Bố Mẹ, ba con gái ba con trai xen kẽ nhau, đó là một gia đình đặc biệt.

Hậu Thiên Bát Quái

sửa
 
Hậu Thiên Bát Quái Đồ
卦名
Tên quẻ
自然
Tự nhiên
季节
Mùa
性情
Nhân cách
家族
Gia đình
方位
Phương hướng
意義
Ý nghĩa
 Ly 火 Hỏa Hạ Đeo bám Thứ nữ 中女 南 Nam Chuyển động nhanh, rạng rỡ, mặt trời.
 Khôn 地 Địa Hạ Dễ tiếp thu Mẹ 母 西南 Đông Nam Năng lượng tiếp thu, thứ mà sinh ra.
 Đoài 澤 Trạch/Đầm/Hồ Thu Vui sướng Con gái út 少女 西 Tây Niềm vui, sự thỏa mãn, sự trì trệ.
 Càn 天 Thiên/Trời Thu Sáng tạo Cha 父 西北 Tây Bắc Năng lượng mở rộng, bầu trời.
 Khảm 水 Thủy/Nước Đông Không thăm dò được Thứ nam/con trai thứ 中男 北 Bắc Nguy hiểm, sông chảy cuồn cuộn, vực thẳm, Mặt Trăng.
 Cấn 山 Sơn/Núi Đông Làm thinh Con trai út 少男 東北 Đông Bắc Sự tĩnh lặng, không thay đổi (bất biến).
 Chấn 雷 Lôi/Sấm Xuân Khiêu khích Trưởng nam/con trai tưởng 長男 東 Đông Sự kích thích, cách mạng, chia rẽ (phân ly).
 Tốn 風 Phong/Gió Xuân Hiền lành, dịu dàng Trưởng nữ/Con gái đầu 長女 東南 Tây Nam Sự thâm nhập nhẹ nhàng, sự linh hoạt.

Bát Nhân Đại Gia: Một gia đình có tám người;Bố Mẹ, ba con gái ba con trai xen kẽ nhau, đó là một gia đình đặc biệt.

Chú thích

sửa
  1. ^ Duy Anh, Đào (2005). Hán Việt từ điển giảng yếu. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. tr. 599. Quẻ - thứ chữ Phục Hy đặt ra có 8 giấu, gọi là bát quái
  2. ^ CHEN, Xin (tr. Alex Golstein). The Illustrated Canon of Chen Family Taijiquan, INBI Matrix Pty Ltd, 2007. page 11. (accessed on Scribd.com, ngày 14 tháng 12 năm 2009.)
  3. ^ a b Richard Wilhelm & trans. by Cary F. Baynes, forward by C. G. Jung, preface to 3rd ed. by Hellmut Wilhelm (1967) (1950). The I Ching or Book of Changes. Princeton, NJ: Princeton University Press. tr. 266, 269. ISBN 069109750X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ TSUEI, Wei. Roots of Chinese culture and medicine Lưu trữ 2012-08-12 tại Wayback Machine Chinese Culture Books Co., 1989.
  5. ^ ZONG, Xiao-Fan and Liscum, Gary. Chinese Medical Palmistry: Your Health in Your Hand, Blue Poppy Press, 1999.
  6. ^ Wilhelm, R. & Baynes, C., (1967): "The I Ching or Book of Changes", With foreword by Carl Jung, Introduction, Bollingen Series XIX, Princeton University Press, (1st ed. 1950)