Đá An Nhơn

(Đổi hướng từ Bãi An Nhơn)

Đá An Nhơn[1] hoặc có nơi gọi là bãi An Nhơn[2] với tên cũ là cồn san hô Lan Can (tiếng Anh: Lankiam Cay hay Lan-keeam, bắt nguồn từ cách gọi của ngư dân Hải Nam[3]; tiếng Filipino: Panata; tiếng Trung: 杨信沙洲; bính âm: Yángxìn shāzhōu, Hán-Việt: Dương Tín sa châu) là một rạn san hô - trên đó có một cồn cát nhỏ tọa lạc - thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo chính Loại Ta 6,8 hải lý (12,6 km) về phía đông đông bắc.[4]

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá An Nhơn
Đá An Nhơn
Địa lý
Vị trí của đá An Nhơn
Vị trí của đá An Nhơn
đá
An Nhơn
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°42′38″B 114°32′2″Đ / 10,71056°B 114,53389°Đ / 10.71056; 114.53389 (đá An Nhơn)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá An Nhơn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc.

Đặc điểm

sửa

Đặc điểm: rạn san hô An Nhơn có đường kính khoảng 0,75 hải lý (1,4 km)[3] và diện tích vào khoảng 60 hecta. Ở khoảng giữa rạn này có một cồn cát nhỏ.[5]

Lịch sử

sửa

Philippines được cho là đổ bộ lên đảo Panata (tức đá An Nhơn) từ năm 1978[6]. Năm 1982, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Philippines thành lập một khu bảo tồn rùa biển tại đây.[7] Binh lính nước này từng nuôi năm con cá mập cùng một lúc trong vụng nước của bãi đá san hô này.[8]

Tuy nhiên trên thực tế không có tiền đồn nào của quân đội nước này trên đá An Nhơn. Còn tiền đồn gọi là đảo Panata hiện đang nằm trên đảo Loại Ta Tây.[9][10]

Theo bản tin của Bloomberg ngày 21 tháng 12 năm 2022, Trung Quốc bị cáo buộc là đang cải tạo đá An Nhơn, Én Đất, Ba Đầu và đá Tri Lễ.[11]

Hình ảnh

sửa
 
đá An Nhơn Bắc
đá An Nhơn
đá An Nhơn Nam
đá Sa Huỳnh
đảo Loại Ta
đảo Loại Ta Tây
bãi
Loại Ta
Nam
đá An Lão
bãi Đường
đảo Bến Lạc
đá Cá Nhám
đá Tân Châu

Vị trí của đá An Nhơn và các thực thể của Cụm Loại Ta
(nguồn ảnh: NASA).

Tham khảo

sửa
  1. ^ Trần Công Trục chủ biên (2012). Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 17. ISBN 9786048000455.
  2. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ a b Rosser, W. H. (William Henry) (1868). Short Notes on the Winds, Weather, & Currents, Together with General Sailing Directions and Remarks on Making Passages; To Accompany Charts of the China Sea, Indian Archipelago & Western Pacific. With Illustrations. His Indian Ocean Directory (Luân Đôn, 1867). Luân Đôn: James Imray and Son. tr. 125.
  4. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 9.
  5. ^ Hancox, David; Prescott, John Robert Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 6. ISBN 9781897643181.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Chemillier-Gendreau, Monique (2000) [bản gốc tiếng Pháp năm 1996]. “Annex 4”. Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands [La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys]. Springer. tr. 164. ISBN 9041113819.
  7. ^ “PCP- LGU Kalayaan and AFP in Palawan” (bằng tiếng Anh). Protected Areas and Wildlife Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ Bondoc, Jarius (6 tháng 7 năm 2005). “Kalayaan: Where have all the soldiers gone?”. The Philippine Star. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “South China Sea: Who Occupies What in the Spratlys?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ “Lankiam Cay”. cil.nus.edu.sg. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “China Accused of Fresh Territorial Grab in South China Sea”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.