Bão Hagibis (2019)

Siêu bão mạnh nhất Nhật Bản trong vòng 60 năm qua

Bão Hagibis là một siêu bão cuồng phong cấp 5 xuất hiện ở phía Tây Thái Bình Dương. Nó là áp thấp thứ 38, cơn bão cuồng phong thứ 9, và là siêu bão cuồng phong thứ ba trong Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019. Hagibis khởi đầu từ một dải mây dông trên biển từ phía đông đảo Wake vào ngày 4 tháng 10, và rồi sau đó nó mạnh lên thành bão nhiệt đới vào ngày hôm sau, trải qua quá trình bùng nổ, vận tốc gió đỉnh điểm đạt 160 kn (300 km/h; 180 mph) khi đến gần GuamQuần đảo Mariana.

Bão Hagibis
Bão cuồng phong dữ dội (Thang JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS/NWS)
Hagibis khi đang ở cường độ cực đại lần 1 trong ngày 7/10/2019.
Hình thành4 tháng 10 năm 2019
Tan22 tháng 10 năm 2019
(Xoáy thuận ngoại nhiệt đới sau ngày 13 tháng 10)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
195 km/h (120 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
295 km/h (185 mph)
Áp suất thấp nhất915 mbar (hPa); 27.02 inHg
Số người chết98 người chết, 7 mất tích[1]
Thiệt hại$15 tỷ (USD 2019)
Vùng ảnh hưởngQuần đảo Mariana, Hàn Quốc, Nhật Bản, Viễn đông Nga
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019

Bão Hagibis gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tại Quần đảo Mariana và Nhật Bản. Một trận động đất mạnh 5,7 độ Richter làm rung chuyển bờ biển tỉnh Chiba sau khi bão đã vào đất liền khoảng nửa giờ đã làm tình hình càng trở nên trầm trọng. Một cơn lốc xoáy đã quét qua khu vực thành phố Ichihara thuộc tỉnh Chiba.[2] Tính đến ngày 13 tháng 10, đã có 35 người chết và 17 người mất tích tại Nhật Bản.

Cấp bão sửa

Cấp bão (Nhật Bản): 105kts - Áp suất tối thiểu 915 hPa (mBar).

Cấp bão (Hoa Kỳ): 160kts - Siêu bão cuồng phong cấp 5.

Lịch sử khí tượng sửa

 
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
  Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa
 
Hagibis đổ bộ lên Nhật Bản

Vào ngày 4 tháng 10, một vùng áp thấp đã hình thành gần đảo Wake. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã phát đi tín hiệu cảnh báo rằng vùng thấp 20W có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tiếp theo. Sang ngày hôm sau, JMA đã bắt đầu theo dõi và dự báo cho áp thấp nhiệt đới. Đến ngày 6 tháng 10, JMA gán tên cho cơn bão là Hagibis. Hagibis đã trải qua quá trình bùng nổ cường độ một cách rất dữ dội, từ khi là một con bão nhiệt đới vào 6/10, bão tăng cường sức gió 140 km/h chỉ trong vòng 18 giờ, trở thành một siêu bão cấp 5 trên thang bão Saffir-Simpson. Đây được xem là lần bùng nổ kỷ lục nhất của một xoáy thuận nhiệt đới trên Trái Đất, kể từ siêu bão Yates năm 1996.[3] Cơn bão sau đó đã đổi hướng qua hướng Tây Bắc, vượt qua quần đảo Mariana lúc 15:30 UTC ngày 7 tháng 10 trong khi đang đạt cường độ mạnh nhất với sức gió tối đa 10 phút là 195 km/h, áp suất thấp nhất 915 hPa (27.02 inHg), sức gió 1 phút là 295 km/h (185 dặm/h).[4]

Đến sáng ngày 8 tháng 10, Hagibis suy yếu đi một chút xuống thành siêu bão cấp 4 và trải qua chu kỳ thay thế mắt bão (Eyewall replacement cycle) thành công, mắt bão được củng cố và đạt cấp siêu bão cấp 5 trở lại với sức gió 1 phút là 280 km/h (175 dặm/h) vào sáng ngày 9 tháng 10.[5] Hagibis di chuyển dần lên phía bắc và bị suy yếu do sự giảm dần các điều kiện thuận lợi cho bão hoạt động.

Khoảng 09:00 UTC (6 giờ tối địa phương) ngày 12 tháng 10, Hagibis đổ bộ trực tiếp lên bán đảo Izu, Honshu với sức gió 10 phút mạnh nhất là 150 km/h và áp suất tối thiểu 950 hPa.[6][7][8]

Công tác chuẩn bị sửa

 
Các kệ bán hàng rỗng tại Tokyo do người dân mua hàng dữ trữ chuẩn bị cho cơn bão Hagibis.

Quần đảo Mariana sửa

Các lệnh di tản cho đảo Guam và Quần đảo Mariana được thực hiện vào ngày 7 tháng 10. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn tuyên bố khẩn cấp cho những hòn đảo này trước Hagibis. Các đảo Saipan, Tinian, Alamagan và Pagan đã được đưa ra cảnh báo bão.[9]

Nhật Bản sửa

Các khu vực tại phía đông, tây và bắc Nhật Bản được cảnh báo sẽ hứng chịu ảnh hưởng bởi gió mạnh và mưa lớn, có khả năng cao gây ra lũ lụt và lở đất.[10] Cơn bão được mô tả là "mạnh và tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ" tại miền Đông Nhật Bản, buộc chính phủ phải ban hành các tình trạng khẩn cấp về gió mạnh, lũ ống, lũ quét nguy hiểm và ngập lụt diện rộng cho các tỉnh thuộc vùng Kantō bao gồm Shizuoka, Nagano, Kanagawa, Saitama, Gunma, Tokyo và Yamanashi.[11][12] Toàn bộ các hệ thống đường sắt, đường hàng không Nhật Bản đều phải tuyên bố tạm ngưng hoạt động.[13]

Tác động sửa

Guam và Quần đảo Mariana sửa

Quần đảo Mariana chỉ bị bão Hagibis chạy lướt qua. Quyền Thống đốc Arnold Palacios bắt đầu đưa ra các tín hiệu "rõ ràng" dựa trên thông tin từ Dịch vụ thời tiết quốc gia và Trung tâm điều hành khẩn cấp CNMI. Các cộng đồng đã được dọn dẹp các mảnh vỡ và tất cả các trung tâm sơ tán hiện đang đóng cửa. Hầu hết các tiện ích đã được khôi phục và các doanh nghiệp đã mở cửa trở lại.[14]

Nhật Bản sửa

 
Sông Abukuma thuộc địa phận Thị trấn Marumori, Miyagi nhìn từ trên cao

Bão đã giết chết khoảng 74 người và làm bị thương 204 người khác. Theo nguồn tin của phe đối lập và các tổ chức phi chính phủ cho rằng chính quyền đã giấu nhẹm số người thương vong, con số người thiệt mạng chính thức do bão thực tế có thể cao hơn nhiều.[15] Ít nhất 15 người được xác nhận là mất tích.[16][17] Hơn 270.000 gia đình bị mất điện trên khắp Nhật Bản.[18] Bão gây lở đê sông và sạt lở ở 40 địa điểm và 32 con sông trên khu vực các tỉnh bão quét qua bao gồm Fukushima, Miyagi, Ibaraki, Tochigi, Saitama, NiigataNagano, có nơi nước lũ ngập sâu tới 5 mét, cô lập, chia cắt các khu vực hạ lưu, thung lũng. Chính quyền đã phải huy động tới 110.000 binh sĩ tham gia công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả sau bão. Khoảng 2.667 bao chứa chất thải nguy hại thu dọn của sự cố rò rỉ phóng xạ tại Fukushima hồi năm 2011 đã bị nước lũ cuốn trôi, khiến chính quyền phải ra cảnh báo nguy hiểm về thảm họa môi trường.[19] Một con tàu của Panama chở 9 thủy thủ đã bị chìm trên vịnh Tokyo vào tối chủ nhật, bao gồm 5 người Trung Quốc đã thiệt mạng, 3 người còn lại đang bị mất tích có quốc tịch Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc.[20]

Hình ảnh khi bão đạt cường độ cực đại lần 1 và lần 2 sửa

 
Hagibis khi vừa đạt đỉnh lần 1 vào rạng sáng ngày 7 tháng 10 với sức gió lên tới 260 km/h.
 
Hagibis sau khi đạt đỉnh lần một vào sáng 7/10
 
Hagibis khi đạt đỉnh lần hai vào sáng 9/10
 
Hagibis khi đang duy trì cường độ cực đại lần hai vào sáng 10/10, sắp trở thành xoáy thuận ngoài nhiệt đới

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Typhoon death toll tops 50”. NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Motoko, Rich (ngày 12 tháng 10 năm 2019). “Typhoon Hagibis Slams Into Japan, After Landslides, Floods and a Quake”. nytimes.com. New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ “From tropical storm to Category 5 in 18 hours: Super Typhoon Hagibis intensifies at one of the fastest rates on record”. Capital Weather Gang. 7 tháng 10 năm 2019. Truy cập 10 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ https://www.weather.gov/gum/
  5. ^ “Prognostic Reasoning 06Z (Hagibis)”. Joint Typhoon Warning Center. Naval Meteorology and Oceanography Command. ngày 8 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ “Hagibis (1919) Forecast (09Z)”. Japan Meteorological Agency. ngày 12 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ “Hagibis Prognostic Reasoning (06Z)”. Joint Typhoon Warning Center. Naval Meteorology and Oceanography Command. ngày 12 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ “At least nine dead after fierce typhoon hits northern Japan and paralyzes Tokyo”. The Japan Times. ngày 13 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ Moyler, Hunter (ngày 7 tháng 10 năm 2019). “TYPHOON HAGIBIS SURGES IN NORTHERN PACIFIC, WILL AFFECT GUAM, MARIANA ISLANDS AND POSSIBLY JAPAN”. newsweek.com. Newsweek. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  10. ^ “TYPHOON HAGIBIS IMPACT ON RUGBY WORLD CUP 2019 MATCHES”. rugbyworldcup.com. Rugby World Cup. ngày 10 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  11. ^ “Emergency Weather Warnings in effect”. Japan Meteorological Agency. ngày 12 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ “Emergency Warning System”. Japan Meteorological Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  13. ^ Zraick, Karen (ngày 9 tháng 10 năm 2019). “Japan Prepares for Possible Hit by Super Typhoon Hagibis”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2019.
  14. ^ “Hagibis finally exits”. Saipan News, Headlines, Events, Ads | Saipan Tribune (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  15. ^ “Typhoon death toll tops 50”. NHK World-Japan. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2019.
  16. ^ “At least 35 killed and 17 missing after Typhoon Hagibis tears through country, flooding rivers and submerging cities”. The Japan Times. ngày 14 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ Demetriou, Danielle; Ryall, Julian (ngày 12 tháng 10 năm 2019). “Millions evacuated as Super Typhoon Hagibis slams into Japan - throwing Rugby World Cup into chaos”. telegraph.co.uk. The Telegraph. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ “Typhoon Hagibis: Biggest Japan storm in decades makes landfall”. BBC News. ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  19. ^ “2,667 radioactive bags from Fukushima nuke disaster unleashed by Typhoon Hagibis”. taiwannews.com.tw. Taiwan News. ngày 14 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2019.
  20. ^ “Death toll from Typhoon Hagibis rises to 56 in Japan: Report”. Channel New Asia. Reuters. ngày 15 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa