Bão Prapiroon (tên tiếng Anh đầy đủ: Severe Tropical Storm Prapiroon [bão nhiệt đới dữ dội Prapiroon], Việt Nam gọi là bão số 2 năm 2024) là một cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào Hải Nam và miền Bắc Việt Nam vào tháng 7 năm 2024. Đây là cơn bão thứ tư được đặt tên trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2024. Tiền thân của bão Prapiroon là một hình thái vùng áp thấp có các đám mây đối lưu hình thành phía Đông Nam Manila, Philippines. Sau khi di chuyển vào biển Đông, hình thái phát triển thành một cơn bão và mạnh lên. Theo báo cáo ban đầu của JTWC, bão đạt đỉnh vào tối ngày 22 tháng 7 với sức gió duy trì trong 1 phút là 110 km/h (60 hải lý/h). NCHMF cho biết sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cơn bão mạnh cấp 10 vào tối ngày 22 tháng 7. Tương tác với địa hình gần nơi đổ bộ vào Việt Nam và gió đứt mạnh thâm nhập vào cơn bão đã làm cho cơn bão suy yếu. Theo NCHMF bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng vào sáng ngày 23 tháng 7 và suy yếu thành vùng áp thấp trên đất liền vào chiều ngày 23 tháng 7. Tại Việt Nam ghi nhận 16 người chết và 4 người mất tích do hoàn lưu cơn bão, Philippines ghi nhận 8 người chết do tiền thân của bão gây ra.

Bão số 2 (Prapiroon)
Bão nhiệt đới dữ dội (Thang JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Bão số 2 khi ở trên vịnh Bắc Bộ vào chiều ngày 22 tháng 7
Hình thành19 tháng 7 năm 2024
Tan24 tháng 7 năm 2024
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
110 km/h (70 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
110 km/h (70 mph)
Áp suất thấp nhất980 mbar (hPa); 28.94 inHg
Số người chết24 người chết, 4 người mất tích
Thiệt hại$18,9 triệu (USD 2024)
Vùng ảnh hưởngPhilippines, Nam Trung Quốc, Việt Nam
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2024

Diễn biến cơn bão

sửa
 
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
  Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Vào ngày 15 tháng 7, JTWC bắt đầu theo dõi một vùng áp thấp có mây đối lưu cách Manila, Philippines 623 hải lý (717 mi; 1.154 km) về phía Đông Nam. Vào thời điểm đó, vùng áp thấp nằm trong vùng có các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, với gió đứt theo chiều thẳng đứng thấp, dòng phân kì hướng về phía xích đạo mạnh và nhiệt độ nước biển trên bề mặt ấm.[1]  Vào lúc 13:00 ICT cùng ngày, JMA cho biết vùng áp thấp hình thành, vị trí hình thành tương tự vị trí JTWC nhận định.[2] Đến sáng ngày 19 tháng 7, vùng áp thấp đã di chuyển vào Biển Đông và NCHMF, JMA cho biết vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.[3][4][5] Chiều cùng ngày, JTWC đã phát tin TCFA cho hình thái vùng áp thấp này, nghĩa là JTWC nhận định vùng áp thấp có khả năng cao phát triển thành xoáy thuận nhiệt đới trong 24 giờ tới [6] Còn JMA phát bản tin dự báo về áp thấp nhiệt đới cho biết áp thấp nhiệt đới có khả năng cao mạnh lên thành bão nhiệt đới.[7] Đến tối ngày 19 tháng 7, NCHMF cũng có chung nhận định với JMA lúc chiều cùng ngày và JTWC cho rằng hình thái phát triển thành áp thấp nhiệt đới và gán cho hình thái số hiệu 04W.[8][9] Trong cùng ngày 19, PAGASA công nhận hình thái trên là áp thấp nhiệt đới và đặt tên cho nó là Butchoy.[10] Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) cũng ghi nhận sự hình thành của áp thấp nhiệt đới vào ngày 19 tháng 7.[11] Đến sáng ngày 21 tháng 7, các cơ quan khí tượng như JTWC, NMC, NCHMF, JMA cho biết áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão nhiệt đới.[11][12][13][14] JMA đặt tên cho hình thái là Prapiroon và đây là tên quốc tế của cơn bão.[12] NCHMF gọi đây là cơn bão số 2.[13] JTWC dự báo bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc men theo rìa của áp cao cận nhiệt đới, hướng đến đảo Hải Nam và vịnh Bắc Bộ và bão có thể mạnh lên một chút.[14] Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hình thái ở những nơi dự kiến bão đi qua bao gồm gió đứt theo chiều dọc thấp (mặc dù vậy gió đứt dự báo sẽ tăng khi bão đến vịnh Bắc Bộ), không khí giàu độ ẩm và nước biển rất ấm ở vịnh Bắc Bộ, nhìn chung là thuận lợi trong ngắn hạn.[14] Dự báo của NMC lúc 8 giờ sáng ngày 21 về đường đi cũng tương tự JTWC, về cường độ họ dự báo bão sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam với sức gió cấp 10-11 theo thang sức gió Beaufort (BF) vào đêm ngày 21.[15] Bão Prapiroon đổ bộ vào đảo Hải Nam lúc 01:30 giờ địa phương ngày 22 tháng 7 với sức gió ước tính 100 km/h (cấp 10), theo Đài Khí tượng Hải Nam.[16] Sau khi quét qua đảo Hải Nam, bão suy yếu nhẹ và đi vào vịnh Bắc Bộ lúc sáng ngày 22 tháng 7 theo ghi nhận của NMC.[11] Khi di chuyển vào trong vịnh Bắc Bộ, ban đầu điều kiện thuận lợi như nhiệt độ nước biển rất ấm ở bề mặt, năng lượng nhiệt tích tụ trên biển rất cao, dòng phân kì theo hai hướng tốt, gió đứt ban đầu thấp. Tuy nhiên dự báo gió đứt có xu hướng sẽ tăng dần khi bão tiếp cận Việt Nam và tương tác với địa hình nơi dự kiến đổ bộ sẽ làm bão suy yếu.[17][18] Bản tin dự báo của NCHMF chiều ngày 22 cho thấy bão đang mạnh cấp 10, dự báo bão đổ bộ vào Quảng Ninh và gây ra gió mạnh cấp 8 trên đất liền ở vùng gần tâm.[19] Hình ảnh vệ tinh cho thấy đám mây đối lưu bùng phát nhưng bị dịch chuyển về phía Tây do gió đứt mạnh.[18] Theo JTWC bão đã đạt đỉnh mạnh nhất lúc 12:00 UTC (19:00 ICT, giờ Việt Nam) ngày 22 tháng 7 với sức gió duy trì trong 1 phút là 60 hải lý/h (110 km/h).[18] Các cơ quan khí tượng khác như JMA, NMC, NCHMF cho rằng sức gió của bão khoảng cấp 10-11 theo thang BF vào tối ngày 22 tháng 7.[11][20][21] Các yếu tố bất lợi nêu trên đã làm bão suy yếu, ảnh vệ tinh lúc sáng ngày 23 cho thấy tổ chức cơn bão ngày càng kém.[22] NCHMF cho biết bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào sáng ngày 23 tháng 7 trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng và suy yếu dần thành vùng áp thấp 6 giờ sau đó trên đất liền.[23][24] Đây là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam kể từ bão Sonca (2022), chấm dứt chuỗi ngày dài kỉ lục hơn 640 ngày không có bão nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam (thống kê từ năm 1975).[25][26]

Ảnh hưởng của bão

sửa

Philippines

sửa

Hoàn lưu của Prapiroon, bao gồm cả tiền thân của nó và Gaemi (tại Philippines họ gọi chúng lần lượt là Butchoy và Carina) khiến cho gió mùa Tây Nam mạnh lên, tổ hợp hình thái thời tiết này gây mưa lớn trên diện rộng ở nhiều nơi ở Philippines từ ngày 12 đến ngày 20 tháng 7 (khi Prapiroon bắt đầu di chuyển ra xa quốc gia này và ảnh hưởng của nó chấm dứt).[27][28] Tổng cộng có 866483 người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão trên khắp Mimaropa, CaragaBangsamoro. Khoảng 33645 người đã được sơ tán đến nơi trú ẩn khẩn cấp. Có 94 ngôi nhà bị hư hại ở Mimaropa, trong đó 10 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn. Tổng cộng có 73 đoạn đường bị và 5 cây cầu bị hư hại, trong khi 7 con đường và một cây cầu không thể tiếp cận được. Tại Mindanao, mưa lớn gây ảnh hưởng tới tổng cộng 179.744 hộ gia đình. Thống kế trên toàn khu vực bị ảnh hưởng, 236 ngôi nhà bị hư hại, với tổng thiệt hại là 2,57 triệu PHP (43.948 USD). Tổng thiệt hại tài sản liên quan tới cơ sở hạ tầng lên tới 8,75 triệu PHP (khoảng 150 nghìn USD). Thiệt hại đáng kể về nông nghiệp và ngư nghiệp cũng đã được ghi nhận, với tổng khối lượng sản phẩm bị thiệt hại là 396,4 tấn của 748 nông dân và ngư dân.[29] Theo báo cáo của NDRRMC, ảnh hưởng của đợt mưa lớn trên toàn bộ vùng ảnh hưởng ở Philippines đã gây ra tổng thiệt hại kinh tế lên tới 20,3 triệu PHP (khoảng 413 nghìn USD) và tổng cộng 8 người chết.[27] Sau khi ảnh hưởng của Prapiroon chấm dứt, khoản viện trợ trị giá khoảng 29 triệu PHP (khoảng 496 nghìn USD) đã được phân phát tới 23157 hộ gia đình bị ảnh hưởng.[29]

Trung Quốc

sửa

Bão Prapiroon đổ bộ vào đảo Hải Nam lúc 01:30 giờ địa phương ngày 22 tháng 7 với sức gió ước tính 100 km/h (cấp 10). Do ảnh hưởng của bão, trên đảo đã có gió giật mạnh 138 km/h (cấp 13) ghi nhận tại một địa điểm ở Thành phố Vạn Ninh và tổng lượng mưa trong 22 giờ quan trắc là 254,5 mm tại một địa điểm thuộc huyện Quỳnh Trung.[16] Gió mạnh và mưa to cũng được ghi nhận tại nhiều nơi khác ở Hải Nam khiến nhiều cây xanh bị đổ.[30] Quảng ĐôngQuảng Tây ghi nhận mưa rào, mưa vừa diện cục bộ và gió giật mạnh ở vùng ven biển do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão.[31][32]

Việt Nam

sửa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát tin bão khẩn cấp, dự báo sẽ có gió mạnh trên đất liền các tỉnh ven biến từ Quảng Ninh đến Nam Định, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ có mưa lớn trên diện rộng.[19] Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính ra công điện gửi các tỉnh thành, bộ ngành và các cơ quan truyền thông về việc tập trung ứng phó với bão và mưa lũ.[33] Ngày 22 tháng 7, các tỉnh thành ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã thực hiện cấm biển.[34][35] Gần 6000 tàu hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh đã về nơi tránh trú để tránh bão, tính đến 17:00 giờ địa phương ngày 22 tháng 7.[36]

Bão Prapiroon (bão số 2) đổ bộ vào Quảng Ninh vào sáng ngày 23 tháng 7.[37] Tại Việt Nam, đảo Bạch Long Vĩ ghi nhận gió mạnh cấp 10 giật cấp 12, Trà Cổ ghi nhận gió mạnh cấp 9 giật cấp 10, một số nơi khác ở Quảng Ninh có gió mạnh cấp 6 giật cấp 7 đến cấp 10.[38] Hàng trăm cây xanh bị đổ, 2 tàu nhỏ bị chìm ở Cô Tô, khoảng 3800 người bị mắc kẹt trên đảo Cô Tô.[37][39] Hoàn lưu cơn bão gây ra mưa lớn tại các tỉnh thành phía Bắc, nhiều nơi ghi nhận có hiện tượng nguy hiểm như lở đất, ngập lụt, nước cuốn.[40] Tính tới ngày 30 tháng 7, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão có tổng cộng có 16 người chết do lở đất và lũ cuốn trôi tại Việt Nam, tại Sơn La ghi nhận 9 người chết và 1 người mất tích, tại Điện Biên có 4 người thiệt mạng và 3 người mất tích, 2 người chết ở Hà Nội, 1 nạn nhân tử vong do lũ cuốn được tìm thấy tại Hoà Bình.[41][42][43][44][45]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Product type not specified.. Joint Typhoon Warning Center. 15 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Warning and Summary 150600 (Bản báo cáo). Tokyo, Japan: Japan Meteorological Agency. 15 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Product type not specified.. Joint Typhoon Warning Center. 19 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Chí Tuệ (19 tháng 7 năm 2024). “Vùng áp thấp trên Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “WWJP27 RJTD 190000”. Japan Meteorological Agency. 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập 19 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Tropical Cyclone Formation Alert (Invest 91W)”. Joint Typhoon Warning Center. 19 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “WTPQ30 RJTD 190600 RSMC TROPICAL CYCLONE PROGNOSTIC REASONING”. Cục Khí tượng Nhật Bản. 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “td 04W (Four) Warning No. 1”. Joint Typhoon Warning Center. 19 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia (19 tháng 7 năm 2024). “Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “#1 for Tropical Depression”. PAGASA. 19 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  12. ^ a b “Tropical Cyclone Information : Detail information - T2404 ( PRAPIROON )”. Japan Meteorological Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ a b Trung tâm Dự báo KTTVQG (21 tháng 7 năm 2024). “Tin bão trên biển Đông (cơn bão số 2)”. Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ a b c “PROGNOSTIC REASONING FOR TROPICAL STORM 04W (FOUR)WARNING NR 005”. Joint Typhoon Warning Center. 20 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ “Bản đồ dự báo của NMC”. Trung tâm Khí tượng Quốc gia. 21 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập 21 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ a b "派比安"已于凌晨在万宁登陆 22日~23日白天海南省仍有较强风雨天气”. Khí tượng Hải Nam. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập 22 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ "PROGNOSTIC REASONING FOR TROPICAL STORM 04W (FOUR)WARNING NR 010". Joint Typhoon Warning Center. 22 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ a b c "PROGNOSTIC REASONING FOR TROPICAL STORM 04W (FOUR)WARNING NR 011". Joint Typhoon Warning Center. 22 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ a b “Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 2)”. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. 22 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập 22 tháng 7 năm 2024.
  20. ^ “Bão số 2 đang gây mưa, gió giật mạnh ở Quảng Ninh”. Tuổi trẻ Online. 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ “RSMC TROPICAL CYCLONE PROGNOSTIC REASONING REASONING NO.14 FOR STS 2404 PRAPIROON (2404)”. Japan Meteorological Agency. 22 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  22. ^ “TROPICAL STORM 04W (PRAPIROON) WARNING NR 014”. Joint Typhoon Warning Center. 23 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  23. ^ Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG (23 tháng 7 năm 2024). “Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to”. Báo Lao động. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  24. ^ “TIN CUỐI CÙNG VỀ CƠN BÃO SỐ 2”. Trung tâm Dự báo KTTVQG. 23 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập 23 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ Bảo Anh (23 tháng 7 năm 2024). “Bão số 2 gây mưa tầm tã ở miền Bắc, thời tiết đến cuối năm còn khắc nghiệt”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  26. ^ Nguyễn Thu (11 tháng 7 năm 2024). “Đã hơn 600 ngày không có bão đổ bộ nước ta”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  27. ^ a b SitRep No. 7 for the Combined Effects of SW Monsoon and TD "Butchoy" (2024) (PDF) (Bản báo cáo). National Disaster Risk Reduction and Management Council. 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  28. ^ Kristine Daguno-Bersamima (20 tháng 7 năm 2024). “2 LPAs develop into Tropical Depressions Butchoy, Carina”. The Philippine Star. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ a b Ian Laqui (23 tháng 7 năm 2024). “Butchoy, Carina, habagat: 8 dead, 2 hurt in Mindanao”. The Philippine Star. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  30. ^ 编辑:刘阳禾 (22 tháng 7 năm 2024). “台风"派比安"登陆海南万宁 多处树木倒伏-中新网”. Trung Quốc Tân văn Xã. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  31. ^ 肖雪莹 (22 tháng 7 năm 2024). “台风"派比安"仍给粤西海陆带来明显风雨”. China Weather Network (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  32. ^ 责任编辑:周敏 (23 tháng 7 năm 2024). "派比安"昨晨登陆海南,减弱为热带风暴级后移入北部湾 沿海和桂西南风雨大作-新华网”. Tân Hoa Xã Quảng Tây. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  33. ^ “Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ”. Báo Điện tử Chính phủ. 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  34. ^ Cù Hiền (22 tháng 7 năm 2024). “Bão số 2: Nam Định và Thái Bình cấm biển”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  35. ^ Ngô Quang (22 tháng 7 năm 2024). “Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động phòng, chống bão số 2”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  36. ^ Lã Nghĩa Hiếu (22 tháng 7 năm 2024). “Bão số 2: Gần 6.000 tàu, thuyền trên biển Quảng Ninh đã về nơi tránh trú”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  37. ^ a b “Bão số 2 đổ bộ Quảng Ninh: Hàng loạt cây xanh bị quật đổ, nhà dân sạt lở, ngập lụt”. Báo điện tử Tiền Phong. 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  38. ^ “TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (SUY YẾU TỪ CƠN BÃO SỐ 02)”. Trung tâm Dự báo KTTVQG. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  39. ^ “Ảnh hưởng bão số 2: Khoảng 3800 khách du lịch bị kẹt ở Cát Hải, Hải Phòng”. Báo Nhân Dân điện tử. 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  40. ^ “Bão số 2 gây ngập lụt, sạt lở nhiều tỉnh thành khu vực phía bắc”. Báo Thanh niên. 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  41. ^ “Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 26/7/2024”. Cụ Quản lí Đê điều và Phòng, chống Thiên tai. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập 27 tháng 7 năm 2024.
  42. ^ Minh Vân (28 tháng 7 năm 2024). “Hà Nội: Hai người chết do mưa lũ”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  43. ^ Khánh Linh (28 tháng 7 năm 2024). “Một người đàn ông bị lũ cuốn trôi ở Hòa Bình”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  44. ^ Thế Duy (30 tháng 7 năm 2024). “9 người chết do ảnh hưởng bão số 2 ở Sơn La”. Báo Công Thương. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  45. ^ “Thêm 1 người chết, 1 người mất tích do mưa lũ tại Điện Biên”. Báo Lao động. 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.