Bão Sonamu là một cơn bão được hình thành trong Biển Đông đầu năm 2013 và là cơn bão đầu tiên của Mùa bão Thái Bình Dương năm 2013.

Bão Sonamu
Bão nhiệt đới dữ dội (Thang JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Cơn bão nhìn từ vệ tinh
Hình thành30 tháng 12 năm 2012 (2012-12-30)
Tan10 tháng 1 năm 2013 (2013-01-10)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
95 km/h (60 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
110 km/h (70 mph)
Áp suất thấp nhất990 mbar (hPa); 29.23 inHg
Số người chết2
Thiệt hạiKhông đáng kể
Vùng ảnh hưởng
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013

Lịch sử khí tượng sửa

 
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
  Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2012, một vùng áp suất thấp hình thành ngoài khơi phía đông Micronesia. Hệ thống này tiếp tục mạnh lên, vào ngày 1 tháng 1, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản nâng cấp nó thành một áp thấp nhiệt đới.[1] Ngày 3 tháng 1, PAGASA nâng cấp nó thành áp thấp nhiệt đới và đặt tên nó là Auring khi nó di chuyển qua Philippines.[2]

Sáng sớm ngày 3 tháng 1, JTWC đã đưa ra cảnh báo sự hình thành xoáy thuận nhiệt đới.[3] Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, chuyến tàu khách bị mắc cạn ngoài khơi bờ biển thành phố Dumaguete, 200 hành khách và thủy thủ đoàn đã được giải cứu.[4] Vào tối ngày 3 tháng 1, JMA nâng cấp áp thấp nhiệt đới này thành bão nhiệt đới và đặt tên nó là Sonamu, trong khi đó JTWC nâng cấp nó thành Áp thấp nhiệt đới 01W[5][6]

Ngày 4 tháng 1, JTWC đã nâng cấp nó thành bão nhiệt đới với tên gọi 01W.[7] Chiều ngày 4 tháng 1, cơn bão có sức gió 88 km/giờ, cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 330 km về phía đông hướng vào vùng bán đảo Cà Mau.[8]

Lúc 4 giờ (UTC+7) ngày 5/1, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Huyền Trân. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Japan Meteorological Agency”. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “Regional & Philippine Weather (ngày 3 tháng 1 năm 2013 at 05:01PM) « PHILIPP…”. archive.is. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ “WebCite query result”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  6. ^ “Japan Meteorological Agency”. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ http://www.usno.navy.mil/NOOC/nmfc-ph/RSS/jtwc/warnings/wp0113web.txt[liên kết hỏng]
  8. ^ “Bão Sonamu có thể vào bán đảo Cà Mau”. VnExpress.net. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ “Bão số 1 (Sonamu) gây mưa cho Nam Bộ, Bắc Bộ rét đậm, rét hại đến cuối tuần”. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]