Bùi Ngọc Tấn
Bùi Ngọc Tấn (1934 – 18 tháng 12 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với cuốn sách Chuyện kể năm 2000. Ông cũng được Giải B văn xuôi (không có giải A) giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004 cho tập ký chân dung Rừng xưa xanh lá,[1] và Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá.
Bùi Ngọc Tấn | |
---|---|
Sinh | năm 1934 Thủy Nguyên, Hải Phòng |
Mất | 18 tháng 12, 2014 | (80 tuổi)
Nghề nghiệp | nhà văn |
Tác phẩm nổi bật | Những người rách việc Chuyện kể năm 2000 Rừng xưa xanh lá Biển và chim bói cá |
Giải thưởng nổi bật | Giải B văn xuôi (không có giải A) giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004 Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 |
Tiểu sử
sửaBùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, nay thuộc xã Quang Trung, thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông,… khi mới ngoài hai mươi tuổi.[2]
Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.
Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và làm biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung viết báo. Ông có mối quan hệ thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968 – 1973)[3] theo đài RFA về tội "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử[4]. Theo ông thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông.[5] Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại.[2] Theo nhà văn Vũ Thư Hiên viết tưởng niệm thì ông không dính líu gì đến chính trị, nhưng bị bắt chỉ vì chơi với ông Hồng Sĩ.[6] Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long.[7] Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương,[8] ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này.[2] Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."[4]
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.
Ngày 18/12/2014 ông mất tại nhà con trai mình (anh Bùi Ngọc Hiến) ở Hải Phòng sau một thời gian bị bệnh phổi nặng.[9][10][11][12]
Tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 2014.[13]
Chuyện kể năm 2000
sửaChuyện kể năm 2000 được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được sự chú ý của quốc tế và đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp (Conte pour les siècles à venir).[14][15] Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách "chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức". Chính vì vậy mà "Chuyện kể năm 2000" vừa in tháng 2 năm 2000 thì ngày 16 tháng 3 bộ Văn hóa – Thông tin đã ký quyết định số 395, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.[4]
Tác phẩm
sửa
|
|
Giải thưởng văn chương
sửa- Bùi Ngọc Tấn đã nhận được giải thưởng văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), giải thưởng của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, Bộ Văn hoá, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá, viết dựa trên những gì ông trải nghiệm trong khi làm việc tại một xí nghiệp thủy sản.[17].
- Giải B văn xuôi (không có giải A) giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004 cho tập ký chân dung Rừng xưa xanh lá[1].
Nhận xét
sửa- Nhà văn Nguyên Ngọc[15]:
“ | Sự bình tĩnh, nhân hậu của ngòi bút anh cho thấy đức dũng cảm ở con người của anh cao cả biết dường nào. | ” |
Chú thích
sửa- ^ a b Báo Thể thao & Văn hóa (23 tháng 1 năm 2005). “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: Viết văn quý ở lòng nhân”. Báo Tuổi Trẻ online (đăng lại). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
- ^ a b c Vũ Quốc Văn (25 tháng 12 năm 2005). “Tân sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
- ^ vantuyen
- ^ a b c Liệu "Truyện Kể Năm 2000" có được tái xuất bản?, RFA, 01.02.2006
- ^ Bùi Ngọc Tấn (9 tháng 11 năm 2013). “Mồng 8 tháng 11, thứ sáu...”. Bauxite Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
- ^ Nhớ Tấn, Diễn đàn
- ^ a b Bùi Ngọc Tấn (5 tháng 2 năm 2012). “Biển như là số phận”. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, Yahoo Tin tức Việt Nam đăng lại. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.[liên kết hỏng]
- ^ Báo Thể thao & Văn hóa (4 tháng 10 năm 2005). “Bùi Ngọc Tấn luôn đổi nỗi buồn lấy niềm vui”. Báo điện tử VnExpress (đăng lại). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời - Văn hóa - Giải trí - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời”. BBC Vietnamese. Truy cập 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời ở Hải Phòng”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời ở tuổi 81”. Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ 'Chuyện kể năm 2000' ra bản tiếng Pháp, BBC, 31.07.2013
- ^ a b Nhân hậu & anh hùng, Người Đô thị, chungta, 20/02/2015
- ^ Thanh Vân (23 tháng 6 năm 2012). “Bạn của một thời”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
- ^ Hoàng Anh Lê (7 tháng 4 năm 2012). “Tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nhận giải thưởng lớn”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.