Bạc phu nhân

Hán Văn Đế sinh mẫu

Bạc phu nhân (chữ Hán: 薄夫人, ? - 155 TCN), thường gọi là Bạc Cơ (薄姬), là một phi tần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hoàng đế sáng lập ra nhà Hán, mẹ sinh của Hán Văn Đế Lưu Hằng.

Cao Hoàng hậu
高皇后
Hán Văn Đế sinh mẫu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị180 TCN - 157 TCN
Tiền nhiệmLữ Thái hậu
Kế nhiệmHiếu Văn Đậu Thái hậu
Thái hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị157 TCN - 155 TCN
Tiền nhiệmThái hoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmHiếu Văn Đậu Thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
Ngô huyện, quận Cối Kê
Mất155 TCN
Trường An
An tángTrường lăng (長陵)
Phối ngẫuNgụy Báo
Hán Cao Tổ Lưu Bang
Hậu duệHán Văn Đế Lưu Hằng
Thụy hiệu
Cao Hoàng hậu[1]
(高皇后)
Hoàng tộcNhà Tây Hán
Thân phụBạc Công
Thân mẫuNgụy Ổn

Trước khi làm tần phi của Lưu Bang, bà là một thiếp thất của Ngụy vương Báo. Sau khi con trai Hán Văn Đế lên ngôi, bà trở thành Hoàng thái hậu. Sau khi cháu nội Hán Cảnh Đế lên ngôi, bà trở thành Thái hoàng thái hậu, là Thái hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Hán và trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử

sửa

Cha của Bạc thị là người đất Ngô huyện, quận Cối Kê, mẹ là Ngụy Ổn (魏媼), họ hàng tông thất Ngụy vương. Cha bà Bạc Công mất sớm, mai táng ở Sơn Âm[2].

Khi Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, các chư hầu tự lập để hưởng ứng, trong đó có nước Ngụy. Bạc thị được mẹ đưa vào cung hầu hạ Ngụy Báo (魏豹), từ đó được gọi là Bạc Cơ. Trong số thê thiếp của Ngụy Báo, Bạc Cơ xinh đẹp nhất nên nhanh chóng trở thành ái thiếp của ông[3]. Sau, Ngụy Báo chết, bà được Hán vương Lưu Bang đưa về hậu cung.

Về sau khi Hán vương xưng Hoàng đế, tức Hán Cao Tổ, bà ở lại Trường An cùng Hán Cao Tổ[4]. Tuy là có nhan sắc, nhưng Bạc Cơ không có được ân sủng lắm. Cùng nhập cung với bà có Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi, từng ước hẹn ai có sủng hạnh thì sẽ không quên những người còn lại. Thế nhưng, cả Quản thị và Triệu thị đều được sủng hạnh trước, bỏ mặc Bạc Cơ[5].

Hán Cao Tổ năm thứ 4 (203 TCN), Hán Cao Tổ ngồi ở Cao Linh đài (皋灵台) tại Hà Nam thành cung, có Quản phu nhân cùng Triệu thị bầu bạn. Đương khi đó cả hai đang gièm giễu việc ước hẹn với Bạc Cơ năm xưa, Hán Cao Tổ nghe thế bèn hỏi, cảm thấy thương xót Bạc Cơ nên tối đó cho triệu hạnh bà[6]. Đêm đó, Bạc Cơ nhỏ to với Hán Cao Tổ rằng:"Đêm trước, thiếp thân mơ thấy có một con thương long (苍龙; rồng xanh) ở trên bụng". Cao Tổ cao hứng nói:"Đây là điềm lành!". Đêm đó sau khi lâm hạnh, Bạc Cơ mang thai và sinh ra Lưu Hằng, hoàng tử thứ 4 trong số các hoàng tử của Hán Cao Tổ[7][8].

Đại Vương thái hậu

sửa

Năm Hán Cao Tổ thứ 11 (196 TCN), khi Lưu Hằng được 7 tuổi, Hán Cao Tổ phong làm Đại vương (代王). Từ đây về sau Bạc Cơ không thường nhận ân sủng, mà chỉ hiền lành yên phận, chuyên tâm chăm sóc con nên không bị Lã hậu đố kị.

Năm Hán Cao Tổ thứ 12 (195 TCN), Hán Cao Tổ băng hà, anh khác mẹ của Lưu Hằng là Thái tử Lưu Doanh lên ngôi, tức là Hán Huệ Đế, Lã hậu trở thành Hoàng thái hậu, nắm mọi quyền hành trong tay hơn cả Hoàng đế. Khi Cao Tổ hoàng đế còn sống, ông đặc biệt sủng ái Thích phu nhân nên Lã thái hậu căm hận mẹ con Thích phu nhân và Triệu vương Lưu Như Ý. Năm 194 TCN, Thích phu nhân bị Lã hậu ra lệnh giết rất tàn bạo. Sau đó Lã hậu còn bức hại nhiều hoàng tử con của Cao Tổ như Lưu Như Ý, Lưu Hiển, Lưu Khôi.

Bạc cơ vì muốn né tránh những mâu thuẫn nên cầu xin Lã hậu cho đi Đại Quốc với con, vốn là đất phong của Lưu Hằng. Lã hậu thấy Bạc cơ chưa từng làm mất lòng nên cho phép bà rời đi. Lúc này nước Đại còn rất hoang sơ, nhưng Đại vương Lưu Hằng vẫn trị vì tốt, còn Bạc Cơ trở thành Đại Vương thái hậu (代王太后), đi theo còn có em trai bà là Bạc Chiêu (薄昭)[9].

Hưởng phúc

sửa

Năm Hán Cao hậu thứ 8 (180 TCN), Lã thái hậu băng hà. Sau khi Thái hậu qua đời, Đại Hán đi vào một sự hỗn loạn gọi là Loạn chư Lã. Loạn chư Lã kết thúc, các đại thần quyết chí không lập những người có liên hệ với họ Lã, cũng như không thể chọn người có mẹ gia thế mạnh. Trong số những người con còn sống của Hán Cao Tổ thì Lưu Hằng lớn tuổi nhất nên các đại thần tìm cách đến nước Đại để mời Lưu Hằng về Trường An. Sau khi bẩm báo Bạc Thái hậu, Lưu Hằng nhận lời trở về cùng mẹ.

Năm đó, Lưu Hằng lên ngôi hoàng đế, tức Hán Văn Đế, Bạc cơ được tôn làm Hoàng thái hậu, em trai của Thái hậu là Bạc Chiêu được phong làm Chỉ hầu (軹侯)[10], truy tôn phụ thân của Thái hậu làm Linh Văn hầu (靈文侯), mẹ Ngụy Ổn làm Linh Văn phu nhân (靈文夫人). Để củng cố gia cảnh nhà họ Bạc, Bạc Thái hậu tìm cách gả nữ nhân trong gia tộc cho cháu nội bà, con trai Hán Văn Đế là Thái tử Lưu Khải. Do đó, cháu gái Bạc thái hậu là Bạc thị được phong Thái tử phi[11].

Đương thời Văn Đế, công thần là Chu Bột do có công tôn Hoàng đế lên Đế vị, phong làm Giáng hầu. Tuy nhiên về sau, Chu Bột bị khép tội mưu phản, mà Bạc Thái hậu lại cho rằng ông ta oan uổng. Một hôm, Văn Đế lâm triều, Bạc Thái hậu lấy khăn trùm hướng phía Văn Đế mà ném, nói:"Giáng hầu có công với Hoàng đế, suất lĩnh Bắc quân hơn cả vạn người, giúp Hoàng đế lên ngôi. Khi thế khi đó một lòng vì Hoàng đế, không hề mưu phản, thế mà bây giờ một chuyện nhỏ thì lại khép tội ông ta mưu phản sao?!". Hán Văn Đế hướng đến Thái hậu quỳ nói:"Quan coi ngục đã điều tra xong, lập tức thả ông ta ra ngục". Sau đó, Giáng hầu phục lại chức vị cũng như phong ấp[12].

Năm Hán Văn Đế hậu nguyên thứ 7 (157 TCN), Thái tử Lưu Khải lên ngôi, sử gọi Hán Cảnh Đế, tôn tổ mẫu Bạc thị làm Thái hoàng thái hậu[13], bà là vị Thái hoàng thái hậu đầu tiên của lịch sử nhà Hán lẫn Trung Quốc.

Băng thệ

sửa

Năm Hán Cảnh Đế thứ 2 (155 TCN), Thái hoàng thái hậu Bạc thị giá băng, không rõ bao nhiêu tuổi[14].

Đương thời, Bạc Cơ không được táng cùng lăng mộ với Hán Cao TổLã hậuTrường lăng (長陵), mà chỉ táng vào Bạc lăng (薄陵), nằm ở phía Nam của Bá lăng (霸陵) - lăng mộ của con trai bà là Hán Văn Đế. Do đó lăng mộ này còn được gọi là Nam lăng (南陵). Khi đó đích-thứ phân biệt, Bạc Thái hậu không được tôn làm Hoàng hậu, chỉ gọi Văn Đế Thái hậu (文帝太后) hoặc Bạc Thái hậu mà thôi.

Năm Kiến Vũ (56), vào đời cháu nhiều đời của Hán Văn Đế là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, Bạc phu nhân được tôn làm Cao hoàng hậu (高皇后), được hợp táng cùng Hán Cao Tổ, còn Lã hậu thì phần mộ bị dời ra khỏi Trường lăng[15].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Do Hán Quang Vũ Đế truy tặng sau khi truy phế Lữ hậu
  2. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:薄太后,父吴人,姓薄氏,秦时与故魏王宗家女魏媪通,生薄姬,而薄父死山阴,因葬焉。
  3. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:及诸侯畔秦,魏豹立为魏王,而魏媪内其女於魏宫。媪之许负所相,相薄姬,云当生天子。
  4. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:是时项羽方与汉王相距荥阳,天下未有所定。豹初与汉击楚,及闻许负言,心独喜,因背汉而畔,中立,更与楚连和。汉使曹参等击虏魏王豹,以其国为郡,而薄姬输织室。豹已死,汉王入织室,见薄姬有色,诏内後宫………
  5. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:岁馀不得幸。始姬少时,与管夫人、赵子儿相爱,约曰:"先贵无相忘。"已而管夫人、赵子儿先幸汉王。
  6. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:汉王四年,坐河南成皋灵台,此两美人侍,相与笑薄姬初时约。
  7. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:汉王坐河南宫成皋台,此两美人相与笑薄姬初时约。汉王闻之,问其故,两人具以实告汉王。汉王心惨然,怜薄姬,是日召而幸之。薄姬曰:"昨暮夜妾梦苍龙据吾腹。"高帝曰:"此贵徵也,吾为女遂成之。"一幸生男,是为代王。其後薄姬希见高祖。
  8. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:遂幸,有身。岁中生文帝,年八岁立为代王。自有子后,希见。
  9. ^ ​《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:高祖崩,诸御幸姬戚夫人之属,吕太后怒,皆幽之,不得出宫。而薄姬以希见故,得出,从子之代,为代王太后。太后弟薄昭从如代。
  10. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:代王立十七年,高后崩。大臣议立後,疾外家吕氏彊,皆称薄氏仁善,故迎代王,立为孝文皇帝,而太后改号曰皇太后,弟薄昭封为轵侯。
  11. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:薄太后母亦前死,葬栎阳北。於是乃追尊薄父为灵文侯,会稽郡置园邑三百家,长丞已下吏奉守冢,寝庙上食祠如法。而栎阳北亦置灵文侯夫人园,如灵文侯园仪。薄太后以为母家魏王後,早失父母,其奉薄太后诸魏有力者,於是召复魏氏,赏赐各以亲疏受之。薄氏侯者凡一人。
  12. ^ 司马迁·《史记卷五十七·绛侯周勃世家第二十七》文帝朝,太后以冒絮提文帝,曰:「绛侯绾皇帝玺,将兵於北军,不以此时反,今居一小县,顾欲反邪!」
  13. ^ 漢書/卷005: 孝景皇帝,文帝太子也。母曰竇皇后。後七年六月,文帝崩。丁未,太子即皇帝位,尊皇太后薄氏曰太皇太后,皇后曰皇太后。
  14. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:薄太后後文帝二年,以孝景帝前二年崩,葬南陵。以吕后会葬长陵,故特自起陵,近孝文皇帝霸陵。
  15. ^ 《后汉书·卷一下·光武帝纪第一下》:甲申,使司空告祠高庙曰:"高皇帝与群臣约,非刘氏不王。吕太后贼害三赵,专王吕氏,赖社稷之灵,禄、产伏诛,天命几坠,危朝更安。吕太后不宜配食高庙,同祧至尊。薄太后母德慈仁,孝文皇帝贤明临国,子孙赖福,延祚至今。其上薄太后尊号曰高皇后,配食地祇。迁吕太后庙主于园,四时上祭。"