Bệnh giun tóc, còn gọi là bệnh giun roi, là bệnh lây nhiễm do giun tóc (Trichuris trichiura) gây ra.[1] Nếu chỉ nhiễm vài con giun thì thường không có triệu chứng.[2] Những người nhiễm phải nhiều giun thì có thể bị đau bụng, mệt mỏi và tiêu chảy.[2] Tiêu chảy đôi khi có máu.[2] Bệnh giun tóc ở trẻ có thể gây kém phát triển cơ thể và trí tuệ.[2] Lượng hồng cầu thấp có thể xảy ra do mất máu.[1]

Bệnh giun tóc
Trichuris trichiura.
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10B79
ICD-9-CM127.3
DiseasesDB31146
MedlinePlus001364
Patient UKBệnh giun tóc
MeSHD014257

Nguyên Nhân sửa

Bệnh thường lây lan do người ta ăn phải thực phẩm hay uống nước có chứa trứng giun tóc.[2] Việc lây nhiễm xảy ra khi rau bị nhiễm không được rửa sạch kỹ hay nấu không thật chín.[2] Thường thì trứng giun này nằm trong đất ở những nơi mà đi đại tiện ở ngoài trời và ở những nơi phân chưa qua xử lý dùng làm phân bón.[1] Các trứng này xuất phát từ phân người bị nhiễm.[2] Trẻ nhỏ chơi đùa ở đất bị nhiễm và đưa tay vào miệng cũng dễ dàng bị lây nhiễm bệnh.[2] Giun tóc sống ở ruột già và dài khoảng bốn cm.[1] Xác định giun roi qua việc tìm thấy trứng giun khi xét nghiệm phân bằng kính hiển vi.[3] Trứng giun tóc có hình trống.[4]

Phòng ngừa và điều trị sửa

Phòng ngừa bệnh bằng cách nấu thức ăn chín kỹ và rửa tay trước khi nấu nướng.[5] Các biện pháp khác bao gồm tăng cường tiếp cận hệ thống vệ sinh chẳng hạn như đảm bảo sử dụng nhà vệ sinh sạch và hoạt động tốt [5] và tiếp cận được nguồn nước sạch.[6] Tại những nơi trên thế giới có bệnh lưu hành, thì thường toàn bộ dân cư trong vùng sẽ được điều trị ngay và định kỳ.[7] Điều trị ba ngày thuốc: hoặc albendazole, hoặc mebendazole hoặc ivermectin.[8] Người bệnh thường bị tái nhiễm sau khi được điều trị.[9]

Dịch tễ học sửa

Trên toàn thế giời, có khoảng 600 đến 800 triệu người bị nhiễm bệnh giun roi.[1][10] Bệnh phổ biến nhất ở các nước nhiệt đới.[7] Tại các nước đang phát triển, những người nhiễm giun roi thường cũng nhiễm giun mócbệnh giun đũa.[7] Các bệnh này gây tác động lớn đối với kinh tế nhiều nước.[11] Người ta đang nghiên cứu để chế tạo vắc xin phòng chống bệnh.[7] Bệnh giun tóc được phân loại là bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[12]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e “Parasites - Trichuriasis (also known as Whipworm Infection)”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g h “Soil-transmitted helminth infections Fact sheet N°366”. World Health Organization. tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “Parasites - Trichuriasis (also known as Whipworm Infection) Diagnosis”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Duben-Engelkirk, Paul G. Engelkirk, Janet (2008). Laboratory diagnosis of infectious diseases: essentials of diagnostic microbiology. Baltimore: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 604. ISBN 9780781797016.
  5. ^ a b “Parasites - Trichuriasis (also known as Whipworm Infection) Prevention & Control”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Ziegelbauer, K; Speich, B; Mäusezahl, D; Bos, R; Keiser, J; Utzinger, J (tháng 1 năm 2012). “Effect of sanitation on soil-transmitted helminth infection: systematic review and meta-analysis”. PLoSmedicine. 9 (1): e1001162. doi:10.1371/journal.pmed.1001162. PMC 3265535. PMID 22291577.
  7. ^ a b c d Bethony, J; Brooker, S; Albonico, M; Geiger, SM; Loukas, A; Diemert, D; Hotez, PJ (ngày 6 tháng 5 năm 2006). “Soil-transmitted helminth infections: ascariasis, trichuriasis, and hookworm”. Lancet. 367 (9521): 1521–32. doi:10.1016/S0140-6736(06)68653-4. PMID 16679166.
  8. ^ “Parasites - Trichuriasis (also known as Whipworm Infection): Resources for Health Professionals”. CDC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  9. ^ Jia, TW; Melville, S; Utzinger, J; King, CH; Zhou, XN (2012). “Soil-transmitted helminth reinfection after drug treatment: a systematic review and meta-analysis”. PLoS neglected tropical diseases. 6 (5): e1621. doi:10.1371/journal.pntd.0001621. PMC 3348161. PMID 22590656.
  10. ^ Fenwick, A (tháng 3 năm 2012). “The global burden of neglected tropical diseases”. Public health. 126 (3): 233–6. doi:10.1016/j.puhe.2011.11.015. PMID 22325616.
  11. ^ Jamison, Dean (2006). “Helminth Infections: Soil-transmitted Helminth Infections and Schistosomiasis”. Disease control priorities in developing countries (ấn bản 2). New York: Oxford University Press. tr. Chapter 24. ISBN 9780821361801.
  12. ^ “Neglected Tropical Diseases”. cdc.gov. ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.