Bệnh thối ấu trùng châu Âu trên ong
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 8 2020) |
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 năm 2018) |
Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Faulbroood), còn gọi là bệnh thối ấu trùng mở nắp hay thối ấu trùng non; là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra trên các loài ong mật, gây chết ấu trùng ong non 2 - 4 ngày dẫn tới ít hoặc không có ong non ra đời làm thế đàn suy giảm nhanh, giảm năng suất mật giảm, và lây lan sang đàn ong khác.[1][2]
Bệnh do Cheshire và Cheyne công bố lần đầu tiên vào năm 1885. Hiện nay bệnh có mặt ở khắp nơi nuôi ong mật, cả ong Apis mellifera và ong Apis cerana (ong châu Á).
Tác nhân gây bệnh
sửaBệnh do vi khuẩn Melissococcus pluton (= Streptococcus pluton) gây nên. Tế bào vi khuẩn Melissococcus pluton ngắn, không sinh bào tử, hình lưỡi mác; nằm đơn lẻ, hoặc theo cặp, hoặc theo chuỗi có kích thước từ 0,5 – 0,7 x 1,0 miclomet; bắt màu Gram+.
Biểu hiện bệnh
sửaKhi bị bệnh, đàn ong thải quân ong thợ có màu đen, ong chạy tụt xuống phía dưới bánh tổ hoặc cắm đầu vào hút mật. Ấu trùng ong mật thay đổi màu sắc từ trắng ngà chuyển thành trắng bệch, nâu nhạt rồi nâu đậm. Xác ấu trùng chết thối rữa tụt xuống đáy lỗ tổ. Ấu trùng mở nắp và vít nắp xen kẽ nhau, khi bị nặng không có ấu trùng vít nắp.
Chú thích
sửa- ^ Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang. “Kỹ thuật nuôi ong nội. Trang 22” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở ong và tồn dư kháng sinh, hóa chất trong mật ong. Xây dựng mô hình sản xuất mật ong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đồng Nai và Gia Lai, 2013”.