Buýt nhanh
Buýt nhanh hay buýt tốc hành (tiếng Anh: bus rapid transit, viết tắt BRT hay BRTS) là một hệ thống vận tải công cộng lưu lượng lớn dựa trên xe buýt. Một hệ thống BRT thực sự nói chung được thiết kế, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng chuyên biệt để cải thiện chất lượng hệ thống và loai bỏ những nguyên nhân thường xuyên khiến xe chậm trễ. Thỉnh thoảng được miêu tả như một hệ thống "tàu điện ngầm trên mặt đất", BRT có mục tiêu tổng hợp khả năng chuyên chở và tốc độ của một hệ thống đường sắt nhẹ hay tàu điện ngầm với khả năng linh hoạt, chi phí và sự đơn giản của một hệ thống xe buýt.[1]
Để được gọi là xe bus nhanh BRT, những chiếc xe buýt phải hoạt động trên phần lớn chặng đường của chúng trong một tuyến đường dành riêng, để tránh tắc nghẽn giao thông. Ngoài ra, một hệ thống BRT thực sự sẽ có hầu hết các đặc điểm sau:
- Một làn xe buýt thẳng ở giữa đường (để tránh những nguyên nhân gây chậm trễ thông thường)
- Các điểm dừng với điểm thu phí ngoài xe (để giảm thời gian chậm trễ do lên xuống xe liên quan tới việc mua vé)
- Sàn điểm dừng ngang với sàn xe (để giảm thời gian chậm trễ do lên xuống khác mức)
- Quyền ưu tiên cho xe buýt tại các điểm giao (để tránh chậm trễ do dừng đợi đèn giao thông)
Hệ thống BRT đầu tiên là Rede Integrada de Transporte tại Curitiba, Brazil (được dịch là 'Hệ thống Giao thông Kết hợp') đi vào hoạt động năm 1974. Curitiba RIT đã truyền cảm hứng cho nhiều hệ thống tương tự khắp nước Brazil và thế giới, như hệ thống TransMilenio tại Bogotá, Colombia, mở cửa năm 2000.
Năm 2011, một Hội đồng Tiêu chuẩn Kỹ thuật BRT đã được thành lập, vào năm 2013 hội đồng đã đặt ra một định nghĩa tối thiểu về những yếu tố mà một hệ thống phải có để được gọi là BRT.[2]
Lịch sử
sửaHệ thống BRT đầu tiên trên thế giới là Rede Integrada de Transporte (RIT, được dịch là "Hệ thống Vận tải Kết hợp"), được ứng dụng tại Curitiba, Brasil, năm 1974.[3][4] Hầu hết các yếu tố đã trở nên gắn liền với BRT là những sáng kiến lần đầu được Thị trưởng Curitiba Jaime Lerner phát minh.[5][6] Ban đầu chỉ là những làn dành riêng cho xe buýt ("carriles de buses") ở giữa đường giao thông chính, năm 1980 hệ thống Curitibađược thêm một mạng lưới xe buýt nhánh và những điểm kết nối liên vùng, vào năm 1992 là hệ thống bán vé ngoài xe, các điểm dừng có rào kín và đồng mức hóa sàn xe và điểm dừng. Các hệ thống của các thành phố khác có thêm những cải tiến mới, gồm đội buýt (có ba xe vào và ra điểm dừng và đèn giao thông cùng lúc) tại Puerto Alegre, và việc áp dụng các đường vượt và dịch vụ nhanh tại São Paulo.[7]
Năm 1995, Quito, Ecuador, khai trương một hệ thống BRT dựa trên xe điện bánh hơi tiêu chuẩn bạc càng làm gia tăng chất lượng và mức độ phổ thông của BRTtại Mỹ Latinh. TransMilenio tiêu chuẩn vàng tại Bogotá, Colombia, khai trương năm 2000, là hệ thống BRT đầu tiên kết hợp những yếu tố hữu ích nhất của BRT tại Curitiba với các cải tiến BRT khác, và đã đạt được công suất cũng như tốc độ cao nhất với một hệ thống BRT trên thế giới. Sự thành công của TransMilenio tới lượt nó lại khích lệ một số thành phố khác phát triển các hệ thống BRT chất lượng cao.
Hệ thống BRT đầu tiên tại châu Á, TransJakarta được xếp hạng đồng, khai trương tại Jakarta, Indonesia, tháng 1 năm 2004. Hiện nay TransJakarta, với chiều dài 172 km, là hệ thống BRT dài nhất thế giới. Hệ thống BTR của Johannesburg, Rea Vaya được xếp hạng bạc, là hệ thống BRT thật sự đầu tiên hoạt động tại châu Phi vào tháng 8 năm 2009, chuyên chở 42,000 hàng ngày. Rea Vaya và Mio (hệ thống BRT tại Cali, Colombia, khai trương năm 2009) là hai hệ thống BRT đầu tiên kết hợp đầy đủ các đặc điểm của BRT với một số dịch vụ hoạt động giao thông hỗn hợp, sau đó nhập vào cơ sở hạ tầng của BRT.
Ngày nay, gần 40 năm sau khi hệ thống BRT đầu tiên đi vào hoạt động, hơn 150 thành phố đã ứng dụng các hệ thống BRT. Ước tính khoảng 27 triệu hành khách sử dụng các hệ thống BRT trên thế giới hàng ngày, chỉ tính riêng Mỹ Latin là 17 triệu người.[8] Rất khó để tính được có bao nhiêu người sử dụng BRT, bởi khó để định nghĩa một hệ thống có phải là BRT hay không. Thông thường các mạng lưới xe buýt có tuyến đường riêng của mình trên các con phố đông đúc nhưng không có đường riêng tại những nơi khác.
Các đặc điểm chính
sửaCác hệ thống BRT thường có đa số các đặc điểm sau:
Các tuyến đường dành riêng
sửaCác làn đường dành riêng xe cho buýt giúp nó di chuyển nhanh hơn và đảm bảo không chậm trễ do tắc đường. Làn đường riêng có thể là làn trên cao, làn thấp hay qua hầm, có thể sử dụng các đường sắt cũ. Những làn đường dành riêng cho xe buýt cũng có thể được lập ra trong những trung tâm thành phố.
Đường xe buýt ở giữa
sửaĐường đi ở giữa hay hành lang dành riêng cho xe buýt giúp chúng tránh xa khỏi sự đông đúc bên cạnh, nơi xe hơi, xe tải đang đỗ, dừng hay quay đầu.
Bán vé ngoài xe
sửaBán vé tại ga, thay vì trên xe buýt, giúp hạn chế sự chậm trễ do hành khách phải chờ đợi để trả tiền trên xe.
Ưu tiên tại nút giao
sửaCấm các phương tiện giao thông rẽ qua làn xe buýt làm giảm bớt khá nhiều sự chậm trễ cho xe buýt. Ngoài ra, quyền ưu tiên cho xe buýt cũng thường được áp dụng tại các giao cắt có đèn tín hiệu để giảm thời gian chờ bằng cách kéo dài thời gian đèn xanh hay giảm thời gian đèn đỏ ở hướng cần thiết so với thông thường. Tuy nhiên, việc cấm rẽ là biện pháp quan trọng nhất giúp xe buýt đi qua các điểm giao cắt – quan trọng hơn cả việc ưu tiên qua đèn giao thông.
Sàn xe cùng mức với điểm dừng
sửaĐiểm dừng đồng mức với sàn xe để hành khách lên xuống dễ dàng và nhanh chóng, kể cả với người dùng xe lăn, người tàn tật, và xe đẩy trẻ em giảm thiểu thời gian chờ.
Các điểm đỗ và các sàn xe có cốt cao khiến xe khó dừng bên ngoài các điểm đỗ dành riêng, cũng như khiến các xe buýt thông thường khó dừng tại điểm dừng đó, làm các điểm dừng BRT tách biệt hoàn toàn với những điểm dừng xe buýt khác. Trái ngược với giao thông dùng đường sắt, cũng có nguy cơ cao về sự nguy hiểm do khoảng cách giữa xe buýt và điểm dừng.
Một biến thể ngày càng phố biến khác là các xe buýt sàn thấp không có bậc và cửa, cho phép lên xuống dễ dàng và có các điểm dừng tương tích với các loại xe buýt khác.
Các tiện nghi khác
sửaDịch vụ liên tục, cả ngày
sửaMột mạng lưới dịch vụ BRT với mức độ bao phủ rộng có thể phục vụ một thị trường đa dạng (tất cả các mức độ thu nhập) bằng cách chuyên chở một lượng lớn hành khách giữa các địa điểm nhanh chóng và tin cậy trong ngày, trong khi vẫn duy trì được một mức độ tiện nghi khá.[1] Các đặc điểm này là cốt yếu để đáp ứng các nhu cầu của một thị trường đa dạng hay cung cấp dịch vụ tần suất lớn mà không đòi hỏi được trợ cấp lớn.
Phương tiện có khả năng chuyên chở cao
sửaCác phương tiện có sức chuyên chở cao, như xe buýt có khớp mềm có thể được sử dụng, chúng thường được trang bị nhiều cửa để tăng tốc độ lên xuống của hành khách. Xe buýt hai tầng[cần dẫn nguồn] hay xe buýt dẫn hướng (guided bus) cũng có thể được dùng.
Bến đỗ chất lượng
sửaCác hệ thống BRT thông thường có đặc trưng ở những bến đỗ được đầu tư riêng biệt và có thể có cả những cánh cửa kính trượt đẹp đẽ, các trạm bán vé có nhân viên, bảng thông tin và những đặc điểm tiêu chuẩn khác. Chúng thường bao gồm nền ga đồng cấp, sử dụng hoặc xe buýt sàn thấp hoặc những bục nền ga cao, và nhiều cửa để tăng tốc lên xuống của khách cũng như tăng khả năng tiếp cận cho người tàn tật. Giá trị của vé thường gắn với điểm vào 'bến' hơn là việc lên xe theo cách tương tự như ở hệ thống tàu điện ngầm cũng là một đặc điểm thường thấy, đặc biệt tại các bến đông đúc.
Nhãn hiệu nổi bật
sửa(ví dụ Viva, Max, TransMilenio, Metropolitano, Select) đánh dấu các điểm dừng và các bến cũng như các xe buýt.[9] Một sự nhận diện đặc trưng và duy nhất góp phần vào sự thu hút của hệ thống như một sự thay thế cho việc lái xe riêng.[10]
Các thành phố lớn thường có những hệ thống xe buýt lớn. Một bản đồ thể hiện mọi tuyến xe có thể không đầy đủ và khiến mọi người chờ những chuyến xe có mật độ thấp hơn. Bằng cách gắn nhãn hiệu cho một số tuyến buýt chính có tần suất cao, với một nhãn hiệu và bản đồ riêng biệt, hành khách dễ hiểu mạng lưới chính hơn.
Tính năng hoạt động
sửaMột hệ thống BRT có thể được đánh giá theo một số yếu tố. Tiêu chuẩn BRT từng được sử dụng để đánh giá nhiều hành lang BRT của nhiều thành phố, tạo ra một danh sách các hành lang BRT được xếp hạng đạt những định nghĩa tiêu chuẩn tối thiểu của BRT. Các hệ thống có tiêu chuẩn cao nhất được xếp hạng "vàng".
Thành phố | Hệ thống BRT (Tên hành lang) |
---|---|
Quảng Châu, Trung Quốc | GBRT (Đại lộ Zhongshan) |
Bogotá, Colombia | Transmilenio (Americas, Calle 80, Calle 26, NQS (Norte-Quito-Sur), SUBA, El Dorado) |
Curitiba, Brazil | Curitiba BRT (Linha Verde) |
Rio de Janeiro, Brazil | TransOeste |
Lima, Peru | Metropolitano |
Guadalajara, Mexico | Macrobús |
Medellin, Colombia | Metroplús |
Các con số hệ mét khác được dùng để đánh giá tính năng BRT bao gồm:
- Khoảng cách thời gian của phương tiện là khoảng thời gian giãn cách trung bình giữa các xe. Các xe buýt có thể hoạt động với các khoảng cách thời gian 10 giây hay ít hơn, tuy nhiên những khoảng cách thời gian của hệ thống TransMilenio ở những điểm trung chuyển đông đúc là 13 giây[11] và 14 giây cho điểm trung chuyển đông nhất của Metrobus (Istanbul).
- Sức chứa của phương tiện, có thể thay đổi trong khoảng từ 50 người với xe buýt thông thường lên tới khoảng 200 với phương tiện có khớp nối tính theo hành khách đứng. Hệ thống của Istanbul sử dụng cả Mercedes Citaro với sức chứa 150 người và Mercedes CapaCity với sức chứa 193 người.
- Hiệu suất của các điểm dừng để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Những lượng hành khách lớn trên phương tiện đòi hỏi những trạm dừng lớn tại các điểm trung chuyển đông đúc.
- Hiệu suất của hệ thống phụ - liệu nó có thể đưa khách tới các điểm đỗ theo tốc độ yêu cầu không.
- Nhu cầu hành khách địa phương. Nếu không có nhu cầu của hành khách địa phương, công suất sẽ không được sử dụng.
Dựa trên khoảng cách thời gian tối thiểu và công suất phương tiện tối đa hiện có, công suất chuyên chở lý thuyết tối đa được tính theo lượng hành khách trên giờ theo hướng di chuyển cho một làn vận chuyển đơn là khoảng 90,000 người trên giờ (250 trên phương tiện, một phương tiện trên 10 giây). Trong điều kiện thực tế TransMilenio giữ kỷ lục, với 35,000 - 40,000 khách theo hướng trên giờ, với hầu hết các tuyến đông đúc khác trong khoảng 15,000 tới 25,000 người. Hệ thống Curitiba vẫn giữ kỷ lục về số lượng hành khách đông nhất được di chuyển trên toàn hệ thống trong một ngày ở mức 2,300,000 người.
Vị trí | Hệ thống | Đỉnh điểm hành khách trên giờ trên hướng | Hành khách trên ngày | Chiều dài (km) |
---|---|---|---|---|
Bogotá | TransMilenio | 35,000 - 40,000[12] | 1,600,000 | 106[13] |
Guangzhou | Guangzhou Bus Rapid Transit | 26,900[14] | 1,000,000 | 22 |
Curitiba, Brasil | Rede Integrada de Transporte | 13,900 – 24,100[cần dẫn nguồn] | 2,300,000[15] | 81 |
Belo Horizonte, São Paulo | 15,800 - 20,300[16] | 24 | ||
Istanbul | Metrobus (Istanbul) | 7,300 – 19,500[16] | 800,000 | 52 |
Lahore, Punjab, Pakistan | Metrobus (Lahore) | 10,000[17] | 150,000 | 27 |
Jakarta | TransJakarta | 350,000 | 208 | |
New Jersey | Lincoln Tunnel XBL | 15,500[18] | 62,000 (4 hour morning peak only) | |
Brisbane | South-East Busway | 15,000[19] | 23 |
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “What is Bus Rapid Transit?”. Select Bus Service website. NY Metropolitan Transit Authority. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Taking the Guesswork Out of Rating BRT: An Interview With Walter Hook”. Truy cập 1 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Recapturing Global Leadership in Bus Rapid Transit - A Survey of Select U.S. Cities” (PDF). Institute for Transportation and Development Policy. tháng 5 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011. pp. 5
- ^ Cervero, Robert (1998), The Transit Metropolis, Island Press, Washington, D.C., tr. 265–296, ISBN 1-55963-591-6 Chapter 10/Creating a Linear City with a Surface Metro: Curitiba Brazil
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Architect of possible dreams”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập 1 tháng 5 năm 2015.
- ^ Latin American Experience With Bus Rapid Transit Lưu trữ 2016-04-15 tại Wayback Machine Gerhard Menckhoff, World Bank. August 2005. Truy cập 08-15-13.
- ^ “Global BRTData”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2014.
- ^ What is Select Bus Service? NYC Metropolitan Transit Authority. Truy cập 2010-3-12
- ^ Characteristics of BRT for decision making. Lưu trữ 2016-04-15 tại Wayback Machine page ES-8. Federal Transit Administration (August 2004).
- ^ "Applicability of Bogotá's TransMilenio BRT System to the United States" Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine NBRTI (May 2006). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Foro TransMilenio Fase III” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Global BRTData”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2014.
- ^ “International Public Transport Conference 2010 - Case Study of the Guangzhou BRT”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Rede Integrada de Transporte”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập 1 tháng 5 năm 2015.
- ^ a b “Characteristics of BRT for decision making” (PDF). Federal Transit Administration. 2004-08-01). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
Exhibit 3-22: "Maximum observed peak hour bus flows, capacities, and passenger flows at peak load points on transitways"
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|date=
(trợ giúp) - ^ https://en.wikipedia.org/wiki/Metrobus_(Lahore)#Operation
- ^ American Public Transit Association (APTA). “Public Transportation: Moving America Forward” (PDF). APTA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
access-date = ngày 26 tháng 4 năm 2012
Thiếu dấu sổ thẳng trong:|quote=
(trợ giúp) See p. 6, based on 62,000 people in the 4 hour morning rushhour - ^ “Lord Mayor's Mass Transit Taskforce Report 2007”. Brisbane City Council.[liên kết hỏng]
Đọc thêm
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Buýt nhanh. |
- Thông tin chung
- The BRT Standard 2013 Lưu trữ 2013-05-17 tại Wayback Machine Institute for Transportation and Development Policy
- Bus Rapid Transit Planning Guide (2007) Lưu trữ 2013-07-03 tại Wayback Machine A very comprehensive 800 guide to creating a successful BRT system by the Institute for Transportation and Development Policy (available in English, Spanish and Portuguese)
- Bus Rapid Transit, Volume 1: Case Studies in Bus Rapid Transit Transportation Research Board
- Bus Rapid Transit, Volume 2: Implementation Guidelines Transportation Research Board
- “Characteristics of Bus Rapid Transit”. National Bus Rapid Transit Association. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- Levinson, Herbert S. (2002). “Bus Rapid Transit: An Overview” (PDF). Journal of Public Transportation. 5 (2). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- Across Latitudes and Cultures Bus Rapid Transit An international Centre of Excellence for BRT development
- Transit Capacity and Quality of Service Manual Transportation Research Board
- BRT Technologies: Assisting Drivers Operating Buses on Road Shoulders Lưu trữ 2012-02-08 tại Wayback Machine. University of Minnesota Center for Transportation Studies, Department of Mechanical Engineering
- Thông tin quốc gia riêng biệt
- Recapturing Global Leadership in Bus Rapid Transit - A Survey of Select U.S. Cities Lưu trữ 2012-05-03 tại Wayback Machine (available for download in pdf) Institute for Transportation & Development Policy (May 2011)
- Wang Fengwu and James Wang (tháng 4 năm 2004). “BRT in China” (PDF). Public Transport International. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010.
- Vincent, William (tháng 4 năm 2008). “Bus Rapid Transit and Transit Oriented Development: Case Studies on Transit Oriented Development Around Bus Rapid Transit Systems in North America and Australia” (PDF). Lisa Callaghan Jerram. Washington, DC: Breakthrough Technologies Institute. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - Bus Rapid Transit Shows Promise Lưu trữ 2015-04-30 tại Wayback Machine U.S. General Accounting Office
- The National BRT Institute (USA)
- Cơ sở dữ liệu
- Global BRT Data Database of Bus Rapid Transit systems around the world