BuyTigers.com là một trang web châm biếm tuyên bố bán hổ trực tuyến và vận chuyển chúng trên toàn thế giới. Sau khi bị PETA khiếu nại, tác giả tiết lộ trang web này chỉ là trò lừa bịp mà thôi.

BuyTigers.com
Loại website
Trang web châm biếm
Chủ sở hữuAldo Tripiciano
Tạo bởiAldo Tripiciano
Websitebuytigers.com
Thương mạiKhông
Yêu cầu đăng kýKhông cần thiết
Bắt đầu hoạt động5 tháng 3 năm 2006; 18 năm trước (2006-03-05)
Tình trạng hiện tạiNgừng hoạt động

Lịch sử sửa

BuyTigers.com do Aldo Tripiciano, một quản trị viên trang web người Ý và chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) thiết kế. Ngày 5 tháng 3 năm 2006, phiên bản đầu tiên của trang BuyTigers.com được Tripiciano xuất bản trên một máy chủ web riêng. Được quảng bá bởi Tripiciano, trang web ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều tranh cãi từ các nhà hoạt động vì quyền động vật có liên quan. Tháng 9 năm 2008, PETA đã kiến nghị với Chính phủ Ấn Độ[1][2][3]Guardia di Finanza của Ý. Sau cuộc điều tra, Tripiciano đã đăng lời tuyên bố từ chối trách nhiệm công khai tiết lộ trang web chỉ là trò lừa bịp.[4] Sau vụ thả động vật kỳ lạ ở Ohio năm 2011, trang web này đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.[5] Hiện nay trang web này đang chuyển trực tiếp đến một trang trống.

Trang web sửa

BuyTigers.com bao gồm một trang web duy nhất với hình ảnh của những con hổ non, được trình bày giống như những ví dụ thực tế về các loài động vật bị rao bán. Trang này tuyên bố rằng những con hổ, mặc dù là những kẻ săn mồi mạnh mẽ và nguy hiểm, nhưng đã được huấn luyện để trở thành vật nuôi yêu thương, trung thành và "hoàn toàn vô hại". Trang web cũng tuyên bố đã vận chuyển hổ trên toàn thế giới từ năm 1984. Một "gói hổ", được chào bán với giá 13.400 đô la Mỹ, bao gồm một con hổ cái 5 tháng tuổi, một chiếc vòng cổ bằng ngà voi, đồ chơi cho hổ và khóa hướng dẫn huấn luyện hổ.[6]

Trang web được mạng phát thanh Heart bình chọn là một trong những trò lừa bịp trên Internet hay nhất mọi thời đại.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ “PETA requests the government for investigation over BuyTigers”. iGovernment.in. ngày 11 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “Tiger shopping site invites PETA's ire”. CNN-IBN. ngày 11 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ Sinha, Neha (ngày 13 tháng 9 năm 2008). “Website offers tigers 'bred in India' for sale”. The Indian Express. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ Tripiciano, Aldo. “The Truth about buytigers.com”. buytigers.com. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ Smith, Giselle (ngày 20 tháng 10 năm 2011). “Lions and tigers and bears -- at home?”. MSN Money. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ “PETA asks State to probe website that sells tigers”. Mumbai Mirror. ngày 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  7. ^ “Best Internet Hoaxes of All Time”. Heart. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.